Toàn bộ Q&A về cân màu màn hình dành cho anh em thiết kế, nhiếp ảnh gia và edit phim

Cân màu mà đi nói với dân chuyên thì bằng thừa, vì có nói cả ngày không hết mà cũng không sâu được như các bác ấy. Cho nên bài viết này thửa riêng cho anh em mới tìm hiểu về cân màu màn hình và các thiết bị hỗ trợ cho công việc này. Mình sẽ liệt kê dưới dạng Q & A, vì nhiều anh em thắc mắc không biết hỏi ai, mà đọc dông dài tản mác khắp nơi ở một bài viết rất nhiều thông tin thì cũng dễ loạn nhịp. Ok lets go!

Câu hỏi #1: Có khái niệm màn hình chuẩn màu sắc không?

Mình xin nói ngay và liền là KHÔNG.

  • Màn hình máy Mac là chính xác nhất, SAI >> Hệ điều hành Mac có hệ thống quản lý màu tốt và thuận tiện hơn Windows, và phần cứng của Mac được giám sát tốt nên đồng bộ về màu xuất xưởng giữa các máy và dòng máy. Nhưng màn hình Mac cũng là màn hình, và mọi màn hình qua thời gian đều có sai số.
  • Màn hình Mac là xịn nhất, SAI >> Màn hình Mac cũng chung panel với rất nhiều màn hình PC và thiết bị khác nhưng được tối ưu tốt hơn về phần cứng và hiển thị nhưng so với các màn hình cao cấp chuyên dụng thì cũng không là số má gì.
  • Vậy màn hình chuyên dụng là chính xác màu sắc nhất? >> TUỲ. Ngay khi vừa xuất xưởng các màn hình chuyên dụng được calibrate cho mục đích sử dụng chuyên dụng của mình, nên giá thành rất đắt, vì quá trình calibrate tốn nhiều thời gian. Nhưng calibrate này cũng chỉ đúng trong điều kiện, môi trường của nhà máy, trong điều kiện thực tế sẽ rất khác. Chưa kể cường độ sử dụng của màn hình chuyên dụng là rất cao và trong nhiều trường hợp rất khắc nghiệt, nên độ chính xác màu của màn hình chuyên dụng cũng có thể bị lệch khá nhanh.

Ngoài ra còn có các yếu tố chủ quan như dùng, bảo quản màn hình, vệ sinh không đúng cách. Đều dẫn tới chất lượng hiển thị đi xuống. Cho nên xin mạn phép kết luận với cả nhà là dù cho dùng màn hình nào thì cuối cùng cũng cần công đoạn cân lại màu sắc bằng các thiết bị cân màu hiện đại. Và việc này cần làm thường xuyên nhất có thể, ít nhất là 1 tháng một lần với dân làm hình. Còn ai siêng nữa thì cứ mỗi ngày.

Câu hỏi #2: Mua màn hình chuyên dụng rồi thì có cần cân màu nữa không?

Câu trả lời là CÓ và thực sự là dùng màn hình nào cũng cần cân màu.

Lý do: Các màn hình tầm trung và cao cấp luôn được trang bị các tấm nền VA hoặc IPS chuẩn mực hơn so với tấm nền TN. Tuy vậy, kể cả màn hình chuyên dụng này vẫn sẽ gặp những hiện tượng sai sót về hiển thị màu sắc do chính bản thân màn hình hoặc do nhà sản xuất và các điều kiện môi trường bên ngoài. Hoặc đơn giản chỉ là do dùng một thời gian, chất lượng hiển thị màu sắc của màn hình dần dần có sai lệch so với ban đầu. Cho nên dùng màn hình nào mình cũng cần động tác cân màu để đảm bảo màu sắc luôn trung thực và đúng chuẩn.

cân chỉnh màu sắc cho màn hình máy tính 2

Câu hỏi #3: Hiện có bao nhiêu cách cân màu màn hình?

Tại Việt Nam thị trường cân màu chia thành 3 nhánh:

  • Một nhánh không chuyên dùng mắt thường cân màu: tất nhiên chỉ dành để thưởng nguyệt xem hoa, không thể nào mang lại hiệu quả lâu dài và ổn định.
  • Một nhánh là chuyên dùng phần mềm: cả phần mềm cân màu free và không free đểu có hiệu quả và có thế mạnh riêng, tuy nhiên kết quả cân màu cuối cùng lại bị hạn chế bởi sự tương thích và công nghệ màn hình khác nhau.
  • Nhánh còn lại là dùng phần cứng kết hợp phần mềm: như trường hợp của thiết bị cân màu SpyderX, hay còn gọi chung là thiết bị cân màu màn hình. Thiết bị này chính là phần cứng và bản thân tích hợp chung đi kèm là một phần mềm chính hãng dùng để tinh chỉnh thêm chi tiết hơn. Cách cân màu màn hình này sẽ hạn chế được tối đa sự khác biệt từ mắt nhìn, công nghệ màn hình và đạt hiệu quả toàn diện hơn hai cách vừa kể trên. Nên anh em có thể thấy ngày càng có nhiều người làm trong lĩnh vực hình ảnh, video, màu sắc, in ấn tự trang bị cho mình một bộ câu màu chuyên dụng như thế này. Để vừa chủ động, vừa cân màu nhanh, chính xác lại vừa tiết kiệm đường dài hơn.

Tóm lại chốt một câu: màn hình xịn dùng cho tác vụ bình thường thì không sao, nhưng đã làm qua hình ảnh, thiết kế, phim ảnh các thứ thì kiểu nào cũng cần phải được cân màu. Màn hình đã qua cân màu thì cứ yên tâm dồn hết sức cho sáng tạo nội dung hình ảnh thôi. Còn lại mọi thứ khác không cần phải lo nữa.

Câu hỏi #4: Vì sao cân chỉnh màu màn hình lại quan trọng?

Sự chính xác màu sắc cho màn hình là cực kỳ cần thiết và không thể thiếu với các công việc liên quan tới hình ảnh, màu sắc, thiết kế, video và in ấn. Khả năng hiển thị màu CHÍNH XÁC của màn hình liên quan mật thiết đến chất lượng công việc. Không nhất quán về màu sắc dễ tạo ra những tác phẩm thiết kế sai lệch không như ý muốn. Ví dụ thiết kế poster với bầu trời xanh nhưng sau khi in và cầm sản phẩm cuối cùng trên tay nó bị chuyển thành một màu nhợt nhạt hay màu đen óng trên mái tóc cô gái xinh đẹp trở thành một màu xám xịt mất thẩm mỹ.

cân chỉnh màu sắc cho màn hình máy tính

Cho nên hai điều tiên quyết phải làm với dân trong nghề là:

1/ Chọn màn hình có chất lượng hiển thị màu sắc tốt và chính xác

2/ Mua một thiết bị (hoặc một bộ kit) cân màu chuyên dụng. Vì màn hình tốt đến đâu cũng sẽ bị lệch màu theo thời gian.

3/ Cân màu mỗi ngày hoặc mỗi tuần để màu sắc luôn trong tình trạng chuẩn mực nhất.

Câu hỏi #5: A – Mắt người và thiết bị calibration cái nào quan trọng hơn? B – Màn hình đã đủ chuẩn màu chưa và bao lâu cân màu một lần là được? C – Cái gì calibrate thiết bị calibration?

Vài câu hỏi bâng quơ này để mọi người biết vũ trụ cân màu nó phức tạp và sâu cỡ nào. Chỉ có nước dùng hỗ trợ tay trái tay phải thì mới làm được chứ còn nhìn sơ nhàn nhàn là thua. Và đáp án cho các câu hỏi trên như sau:

A – Mắt người và thiết bị quan trọng như nhau và phải hỗ trợ qua lại mới đạt được kết quả mong muốn, thiết bị cân màu có thể nhìn ánh sáng chính xác hơn mắt người, nhưng thiết bị không nhìn ra “màu”, mắt người nhìn ánh sáng kém chính xác hơn thiết bị, nhưng mắt người nhìn ra “màu”, và mục đích cuối cùng cũng là để phục vụ mắt người thôi. Vì vậy để calibrate tốt cần phải có cả thiết bị tốt lẫn người sử dụng có mắt tốt, làm cách nào để biết người dùng có mắt tốt? Kiểm tra mắt bằng bài test của CIE hoặc hãng sản xuất. Mà nói trắng ra cái này là bẩm sinh. Ai sinh mắt tốt là hạnh phúc nhưng cũng phải giữ gìn, vì đến chừng 50 tuổi là lão hoá thuỷ tinh thế thì coi như máy bị lỗi.

B – Màn hình tốt mấy cũng chưa gọi là chuẩn màu 100%. Xài càng lâu thì lệch màu càng nhiều. Chỉ có thể dùng thiết bị cân màu (vd nhanh nhất và hiệu quả nhất hiện nay là SpyderX) để set lại các thông số tốt nhất và dùng mắt để đánh giá thêm sự khác biệt trước sau. Ai không có thời gian thì 2 – 3 tháng cân một lần, còn ai phải làm hình chuyên dụng mà tính siêng siêng thì có thể làm mỗi ngày vì chỉ tốn có 1 phút 20 giây là cân xong. Chỉ bằng 1 phần ngàn của ngày.

C – Có một chất làm chuẩn riêng nhập từ hãng sản xuất hoặc CIE, cái này cũng phải nhập thường xuyên. Anh em làm việc với hình ảnh, video dùng thiết bị cân màu chuyên dụng như SpyderX thì không phải dùng tới cái này. Vì trong phần cứng hãng đã có tích hợp luôn rồi.

Câu hỏi #6: Có lưu ý gì quan trọng trước khi dùng thiết bị cân màu chuyên dụng để cân màn hình không?

Có nha anh em. Các thiết bị cân màu sẽ giúp quá trình cân màu đạt hiệu quả cao nhất nếu trước đó đi kèm với một số động tác chuẩn bị sau:

  • Nếu như đang sử dụng máy bàn và màn hình thì nên dùng kết nối DisplayPort thay vì DVI hay HDMI
  • Đảm bảo màn hình ở nơi thông thoáng không có ánh sáng mặt trời hay nguồn sáng khác chiếu trực tiếp, đặc biệt các nguồng sáng nóng và quá mạnh.
  • Làm nóng màn hình bằng cách mở nó lên từ 15 đến 20 phút
  • Cho màn hình ở độ phân giải tối ưu. Nếu dùng màn hình LCD, hãy đặt nó về độ phân giải cao nhất, hay còn gọi là độ phân giải gốc.
  • Card đồ họa cài đặt ở chế độ bit cao nhất
  • Gỡ cài đặt tất cả các phần mềm chỉnh sửa hoặc cân màu khác trước đây đã dùng

Các khâu này hầu như chỉ cần làm một lần khi bắt đầu dùng thiết bị cân màu để cân màn hình. Sau đó thì các lần dùng tiếp theo chỉ cần khởi động thiết bị, cân màu trong vài phút là xong. Mình chịu khó chút nhen. Một khởi đầu đúng sẽ phát huy hiệu quả tối đa của thiết bị và mang lại tác dụng cân màu tốt nhất cả nhà ạ. ♥️

Câu hỏi #7: Nếu làm chuyên về nhiếp ảnh, thiết kế, edit phim thì nên mua thiết bị cân màu lẻ hay mua cả bộ kit cân màu A-Z?

Vì sao khi có nhu cầu cần chính xác màu sắc ở nhiều khâu khác nhau thì nên mua cả một bộ kit cân màu hơn là mua từng thiết bị riêng lẻ.

Vì mua sỉ lúc nào cũng lợi hơn mua lẻ: là nguyên tắc bất thành văn trong tất cả mọi lĩnh vực, cân màu cũng vậy. Ví dụ cụ thể để anh em cùng so sánh nha.

>> Tổng lại nếu mua lẻ 3 món này sẽ tốn 16.720.000 đ ngân lượng.

Trong khi đó nếu mua bộ kit SpyderX Studio cũng gồm 3 món y chang như trên lại chỉ có giá 11.550.000 VND, tính ra tiết kiệm tới hơn 5 triệu đồng. Chưa kể còn có được thêm một chiếc vali đựng tất tần tận trong một xịn sò xách đi đâu cũng rất oai phong lẫm liệt.

Vì hiệu quả cân màu khi dùng cả bộ kit lúc nào cũng hoàn hảo và đầy đủ hơn. Mình cũng lại lấy ví dụ ở trên. Khi dùng SpyderPRINT để cân màu chỉ riêng cho máy in thì ai có thể đảm bảo đầu vào là các thiết kế khi còn ở trên màn hình designer đã hiển thị đúng màu? Màu sắc có khi đã bị lệch từ khâu đầu tiên này và kéo dài sang đến phần in ấn sau này. Nên SpyderPRINT khi đó nếu có dùng đúng cách cũng chỉ phát huy được hiệu quả cục bộ trên máy in. Còn khi dùng cả bộ kit với SpyderX Elite thì màu sắc từ khâu thiết kế đã chuẩn chỉnh, thêm phần hậu kỳ được hỗ trợ bở SpyderCUBE thì hình ra có lẽ đã chuẩn 90%, phần còn lại của khâu in ấn có thêm SpyderPRINT nữa thì 99% là khớp với những gì mình thấy trong máy từ đầu.

Nói chung là muốn ổn hết con đường thì phải ổn ở từng chặng đường trước đã. Và nếu đang để dành tiền mua cân màu thì chịu khó để dành thêm chút nữa, mua cả bộ sẽ tiện và tiết kiệm hơn rất rất nhiều.

Câu hỏi #8: Vì sao các thiết bị cân màu lại đáng tin cậy hơn các cách cân màu khác?

Các thiết bị cân màu chuyên dụng sẽ cho kết quả cân màu màn hình đáng tin cậy hơn việc dùng các phần mềm hiệu chỉnh đơn giản vì chúng KHÔNG dựa vào mắt người dùng để cân chỉnh.

Các thiết bị này có nguyên tắc hoạt động là thu gom tất cả những màu sắc mà thấu kính phần cứng đọc được, so sánh với tất cả các màu đang có trong cơ sở dữ liệu phần mềm và sau đó điều chỉnh lại dựa trên bảng màu tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ quá trình này diễn ra một cách khép kín, và dựa trên sự kết hợp của cả phần cứng và phần mềm của thiết bị, không có bất cứ sự can thiệp mang tính chủ quan nào từ người dùng. Nên kết quả cân màu màn hình thu được là hoàn toàn khách quan, tương đồng và thống nhất dù cho có cân màu trên nhiều màn hình khác nhau (cùng loại panel).

LỜI KẾT

Nhiêu đây chắc vẫn chưa hết thắc mắc của anh em về mảng cân màu. Nhưng hy vọng là cái nền đầu tiên đã  giải quyết được. Còn những thứ sâu hơn như thao tác cân màu, hướng dẫn các thông số phần mềm, cân màu thấu kính, máy in… thì hẹn anh em dịp sau mình trà chiều đàm đạo tiếp.

À để tìm hiểu thêm về thiết bị cân màu màn hình tốt nhất hiện nay là SpyderX, anh em có thể vào link này và hỏi thêm tư vấn từ nhà phân phối.