Cùng xem lại danh sách các tựa game được bình chọn bởi tạp chí PCgamer 2020
Best Ongoing Game: Final Fantasy XIV
Best Action Game: Hades
Best Roguelike: Spelunky 2
Best Adventure Game: Paradise Killer
Best Co-op Game: Phasmophobia
Best Card Game: Monster Train
Best Innovation: Microsoft Flight Simulator
Best VR Game: Half-Life: Alyx
Best Multiplayer Game: Valorant
Trong Phần 1, mình đã nói qua chi tiết 4 tựa game đạt giải đầu tiên, gồm
Best Ongoing Game: Final Fantasy XIV
Best Action Game: Hades
Best Roguelike: Spelunky 2
Best Adventure Game: Paradise Killer
Giờ mình sẽ điểm qua tiếp các tựa game xuất sắc còn lại trong danh sách nhé
5/ Best Co-op Game 2020: Phasmophobia
Nào mình cùng đi săn ma với bạn bè
Rich Stanton: Nhóm thợ săn ma của bạn và những người đồng minh sẽ được đặt cho nhiều nhiệm vụ khác nhau, tất nhiên liên quan tới ma cỏ. Nhiệm vụ đầu tiên của game đã khiến bạn và đám bạn chơi cùng rúm ró: test xem bọn ma có phản ứng với tất cả mọi người không hay chỉ những người vào ở một mình. Bạn bị đưa vào thế bất khả kháng phải ở cùng tất cả mọi người hoặc thậm chí có khi ở một mình (để test), phải liên tục trò chuyện, phải liên tục giao tiếp với “ma” và cuối cùng chờ xem phản ứng của các hồn ma như thế nào. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi chơi thật sự thì mình đảm bảo người cứng rắn nhất cũng phải rợn người.
Có một số câu thoại thuộc dạng kinh điển của kinh dị luôn có mặt mọi lúc trong game như “i think i saw”, bạn sẽ tụ tập lại với mọi người, đèn bật sáng và chế độ bị gài bẫy hiện ra. Nó cứ lặp đi lặp lại như vậy cho tới khi mọi người có những kết thúc khác nhau. Từng người từng người một có những lựa chọn riêng, nhóm bạn cứ thế dần bị chia tách vẫn dẫn tới những kết cục riêng cho mỗi người.
Điểm hay của game này là ở chế độ chơi đồng đội co-op và đề cao tinh thần “giao tiếp” giữa những người chơi với nhau. Game được xây dựng dựa trên mô phỏng các phản ứng khác nhau của người thật trong những tình huống thật và được đưa vào để tạo thành trải nghiệm cho bạn.
Nỗi sợ hãi trong phasmophobia dưới sự cộng hưởng của quá trình giao tiếp củ nhóm người chơi, đã trở nên thật hơn bao giờ hết. Có thể nói cảm giác gây cấn hồi hộp trong game này hơn hẳn bất kỳ tựa game kinh dị nào mà bạn từng chơi. Bạn đã từng xem bộ phim kinh điển “7 angry men”, mọi thứ hồi hộp gây cấn nhất chỉ diễn ra trong vỏn vẹn có một chiếc bàn đàm phán gồm 7 người đàn ông ai cũng đang bối rối, giận dữ và điên cuồng đi tìm lý lẽ biện hộ cho bản thân. Đây là một tựa game xây dựng trên triết lý đó, không gian gói gọn nhưng chính những đối thoại giữa chừng cắt ngang hoặc những triết lý đối nghịch mới chính là thảm họa dẫn ta đến với kết cục ngang trái.
6/ Best Card Game 2020: Monster Train
Wes Fenlon: Không thể chơi Monster Train mà không có máu điên trong người. Rõ ràng rồi, trò chơi con tàu điên loạn này cũng được xây dựng một cách điên khùng, khó lường nhất trong tất cả các trò bạn từng biết. Điều gây thích thú cho người chơi đầu tiên chính là sự phân chia các phe phái trong game. Và bạn được quyền chọn lựa phối hợp hay liên minh với một hay một nhóm các phe phái để tận dụng sức mạnh của họ trên những chiến tuyến khác nhau. Và tất nhiên sau mỗi chọn lựa, bạn sẽ cần có chiến lược mới cho mình. Game thay đổi thay đổi cực nhanh sau mỗi chiến lược nhiều khi kiểu lật tung cả bàn cờ khiến bạn nơm nớp lo lắng mỗi khi quyết định thay đổi đồng minh, nhưng lại vừa không ngăn được tò mò và liên tục làm như vậy.
So về nhịp độ thì Monster Train nhanh hơn khá nhiều so với Slay the Spire. Và nó có những màn khởi động dễ nhất trong tất cả các game kiểu này. Nhưng đừng vội mừng vì đó chỉ là cái bẫy để đưa bạn vào sâu bên trong cuộc chơi hơn, mà ở đó vô vàn thứ gây cấn điên rồ nhất đang chờ. Đưa tàu đến bến cuối cùng không phải là mục đích của game mà chính là trên con đường đó, bạn thu phục được một nhóm sát thủ tiềm năng không đối thủ. Và cái hay nằm ở từng lần chinh phục và xây dựng lại chiến lược nhóm đó.
https://www.youtube.com/watch?v=ZJ6ayvNJDjs
Robin Valentine: Mình có từng nói Monster Train chỉ dành cho những ai đã có kinh nghiệm hơn 200 giờ với Slay the Spire, còn không thì đừng hòng mơ đến một kết cuộc có hậu. Nhưng khác một chút, Slay the Spire có tiết tấu từ tốn hơn, cốt truyện tập trung và tuyến nhân vật gọn gàng. Chính sự ngăn nắp trong layout này khiến mọi thứ có phần nhàm chán, nhất là những người có máu điên trong người. Nhưng khi đến Monster Train thì mọi thứ thật sự bùng nổ. Một chút lộn xộn có chủ đích, một chút điên cuồng trong tính cách, cùng với bộ ba: tốc độ + âm thanh + chiến lược đã biến Monster Train thành một vũ điệu tốc độ thác loạn nhất mà bạn từng chứng kiến. Ai đã chơi Slayt the Spire và đang là fan của sự trầm tĩnh lạnh lùng thì phải một lần nên thử Monster Train, nó sẽ lột hết phần nổi loạn đang chất chứa trong bạn và biến mọi thứ thành một màn trình diễn pháo hoa tráng lệ.
7/ Best Innovation 2020: Microsoft Flight Simulator
Đánh dấu sự trở lại kỳ tích của Flight Sim
James Davenport: Thủ thuật tuyệt vời nhất của Microsoft Flight Simulator chính là bản đồ Bing phiên bản máy bay. Đây có nền tảng là một trình mô phỏng chuyến bay. Không có bất cứ game nào ở đây cả, chỉ là trải nghiệm và thăng hoa cảm xúc. Thay vì gõ tên quê hương trên bản đồ, thì giờ bạn sẽ ngồi trên một chiếc trực thăng và nhìn mọi thứ từ trên cao. Wow
Không có gì phải bàn về độ sâu và độ thực của chuyến bay, mọi thứ đều quá tuyệt vời. Khi tất cả chúng ta đều kẹt ở nhà trong đại dịch, nhiều người thậm chí kẹt trong bốn bức tường chật hẹp thì MFS sẽ cho phép bạn đi bất kỳ đâu, làm bất cứ gì bạn thích khi đang thưởng ngoạn cảnh vật tươi đẹp hùng vĩ xung quanh bao trọn tầm mắt mình.
Andy Kelly: Trước đại dịch tôi là người của sự dịch chuyển, tôi đi khắp nơi trên thế giới với rất nhiều lý do, sở thích công việc hay chỉ đơn thuần là một chuyến du lịch với người thân. MFS đã mang đến một hơi thở mới trong những ngày buồn chán ở nhà trong thời gian cách ly. Dù đang đi đến một nơi chốn quen thuộc như quê nhà nơi ba mẹ đang sống, hay đi đến những vùng đất hoàn toàn mới nơi tuyết phủ quanh năm hay ngọn núi lửa trăm năm không người lui tới, tất cả đều hiện ra một cách hùng vĩ và chân thật qua MFS. Đây không còn là một trò chơi nữa mà là một cuộc trải nhiệm thú vị cứu lấy cả thế giới những người mê dịch chuyển như tôi
Nhưng chưa kể đến những tình huống mô phỏng thú vị và rất chân thực trong MFS, những cú rung lắc hay cảm giác sợ hãi thật sự khi đối diện với cơn bão lớn tối đen phía trước, sẽ đưa bạn đến thế giới của trải nghiệm cảm xúc tuyệt vời.
Và giữa thế giới ảm đạm đang bị đại dịch tàn phá, thì MFS là một kho báu.
8/ Best VR Game 2020: Half-Life: Alyx
Valve cuối cùng cũng đã tạo ra được một game Half-Life hoàn toàn khác với những gì đã biết.
Chris Livingston: Từ lâu người hâm mộ khó tính của Half-Life đã cảm thấy vô cùng bức bối vì game hay như vậy mà không thể chơi được trên VR. Thì nay Valve đã quay lại lợi hại hơn xưa với màn come back hoành tráng đưa Half-Life lên một tầm cao mới, Half-Life VR. Và tất nhiên với hàng loạt những cải tiến mới về nhân vật, cốt truyện, hình ảnh đồ họa, âm thanh thì dân nghiện VR hẳn đã rất thuyết phục lẫn hài lòng, chỉ tội cho mấy bạn đang không dùng VR thì chưa có dịp trải nghiệm lần cải tiến này của Half-Life.
Valve đúng là phù thủy công nghệ khi không chỉ xào nấu cốt truyện mà còn đưa Half-Life trở thành một tựa game VR cuốn hút nhất của năm. Thông thường mình dùng kính VR thì chỉ chơi được tầm 0.5-1 tiếng là cùng, nhưng khi va phải Half-life VR thì ngồi hàng giờ cũng không phải chuyện lạ gì, và nhất là không gặp bất cứ tình trạng chóng mặt, buồn nôn hay mỏi mệt nào. Phù thủy là chỗ đó.
Game có thể được xem như chia làm 2 phân đoạn chính. Ở phân đoạn đầu tiên mọi thứ có vẻ chậm rãi và chưa bứt phá, vẫn là những chiếc cống dài tăm tối, vẫn là màn đấu súng căng thẳng để tự giải thoát mình. Nhưng sau đó tiết tấu tăng nhanh lên dần, một câu chuyện lớn đằng sau những chuyến phiêu lưu đã mở ra và buộc bạn phải dán mắt lên màn hình chiến đấu hết sức bằng chuyển động của cả cơ thể để tìm hiểu chuyện gì đang thật sự diễn ra.
Các sự kiện trong quá khứ, hiện tại tương lai bắt đầu đan xen vào nhau hiện ra như thước phim quay chậm. Tất cả cùng được biến tấu để tạo ra một kết cấu mới trong mạch chuyện cũ.
9/ Best Multiplayer Game 2020: Valorant
Evan Lahti: Trong rất nhiều thập kỷ, đã có quá nhiều nhà sản xuất game vay mượn, lấy cảm hứng, thậm chí là sao chép ý tưởng của nhau trong mảng battle royale. Nhưng chưa ai có thể đạt đến tầm ngưỡng chót vót như Counter-Strike trên PC huyền thoại. Sự trở lại lần này của Valorant là một game FPS có nền tảng giống như phiên bản cách đây 20 năm, nhưng tất nhiên với những cải tiến và lợi ích vượt bậc
Lần này tựa game có chủ đề hồi sinh. Định dạng CS với những bức tường khói mờ ảo che khuất tầm nhìn, máy bay không người lái, những tên quái vật đang đi khắp nơi tìm kiếm… Không chỉ có bạn, nhân vật chính mới là người hoạt động mà mọi thứ xung quanh đều động đậy và có cuộc sống riêng của mình. Chưa kể có thêm những kẻ địch mới như người dịch chuyển với những khả năng động trời làm khó người chơi. Đó là những cải tiến thật sự rất gì và này nọ trong dòng game battle royale này. Đó cũng là lý do mà bao lâu nay tựa game này vẫn chưa ai địch lại.
Anh em đã thử game nào trong số các game đạt giải thưởng cao quý của năm này chưa?