Lube switch là thuật ngữ mà ai đã mấp mé cánh cửa custom keyboard đều biết rõ hoặc loáng thoáng nghe qua. Lube switch khi đã quen các thao tác thì mọi việc trở nên đơn giản, nhưng với người mới, hàng đống kiến thức, công cụ và cách làm từ nhiều nguồn khác nhau dễ khiến bạn tẩu hỏa nhập ma. Thật ra chuyện không phức tạp, chỉ là mỗi người, tùy cách chơi bàn phím cơ của cá nhân mình mà sẽ có cách lube, lựa chọn công cụ và quy trình lube khác nhau. Cho nên khi chia sẻ kinh nghiệm, vô tình đã mang tới một trời khác biệt với người khác.
Không có cách lube hay quy trình lube nào là tiêu chuẩn. Ngay cả những gì bạn sắp đọc được trong bài viết này cũng mang tính tương đối. Quan trọng, hợp và an toàn cho thiết bị, là được.
1/ Rốt cuộc lube switch là làm gì?
Cũng giống như vô nhớt xích xe đạp hay tra dầu ổ khóa, lube switch là việc bôi trơn switch để cho cảm giác bấm mượt mà nhẹ tay hơn. Ngoài công dụng chính này thì lube switch còn mang tới một vài cái hay ho sau:
- Hạn chế mỏi tay: Giúp di chuyển của stem phía trong switch trơn tru và dễ dàng hơn. Qua đó giảm lực bấm của tay, giúp tay đỡ mỏi hơn khi bấm phím nhiều và lâu, đặc biệt với mấy anh gõ nặng tay như MX Black.
- Giảm độ ồn của switch khi bấm phím.
- Hạn chế rung lắc, tăng tính ổn định của các bộ phận trong switch sau một thời gian dùng.
- Duy trì tuổi thọ switch: Giảm khá nhiều các ma sát xảy ra trong suốt cơ chế vận hành của switch khi có hành động gõ phím. Chưa ai đo lường được chi tiết nhưng nhiều người còn cho rằng việc lube switch sẽ giúp tăng tuổi thọ của switch hơn so với bình thường vì các phần của switch ít bị ăn mòn và ma sát hơn (nghe cũng hợp lý nhỉ).
- Giả bộ là switch mình cũng có thể tùy chỉnh điểm nhận phím như ai kia: Nếu switch đang dùng không có khả năng tùy biến với các mức điểm nhận phím khác nhau sẵn, thì việc lube switch với lượng chất làm trơn ít nhiều khác nhau sẽ cho bạn cơ hội trải nghiệm một cảm giác bấm mới như một lò xo tùy biến hoàn toàn mới.
2/ Khi nào cần lube switch?
Trong các stock keyboard, khi xuất xưởng 99.99% là đã được pre-lubed hết từ dây chuyền sản xuất rồi. Tất nhiên người ta có tính toán hẳn hoi để đảm bảo lượng chất bôi trơn phù hợp. Quy trình lube tại xưởng được làm hoàn toàn tự động bằng máy, chất bôi trơn được thấm từ từ xung quanh phần chân stem. Mục đích chung của nhà sản xuất là lube vừa đủ để các chi tiết hoạt động nhịp nhàng nhưng vẫn phải giữ được tính chất và đặc trưng vốn có của từng loại switch. Nên nếu mua stock keyboard thì đa phần anh em không phải lo nghĩ gì về chuyện lube switch cả.
Nhưng sau khi xài một thời gian (thật ra là khá dài) mà thấy switch kêu khá to hơn lúc đầu hoặc cảm giác hơi nặng tay hơn, hay đơn giản chỉ là muốn thay đổi cảm giác gõ một chút nhưng không muốn đổi switch thì anh em dùng stock keyboard có thể tìm tới giải pháp lube switch này.
Còn với các barebone custom keyboard (như con Glorious GMMK Pro RGB mình đang đặt mua và vẫn đang đợi hàng đây này) chưa có switch và switch mình mua cũng chưa lube sẵn. Mục đích là để dân chơi tự tùy chỉnh độ mềm cứng của cảm giác gõ bằng cách thay đổi lượng chất bôi trơn khi tự lube switch. Với các bàn phím cho phép tùy chỉnh từ A-Z kiểu này thì chắc chắn là anh em nên làm qua khâu lube switch rồi.
Trong cả hai trường hợp thì đều cần tới những công cụ, chất liệu chuyên dụng để quá trình lube switch diễn ra an toàn và hiệu quả.
3/ Có trường hợp nào không nên lube switch không?
Nhưng không phải lúc nào cũng đi bôi trơn cho bộ switch bên dưới bàn phím cơ đâu anh em. Ví dụ như đang xài ok không vấn đề gì, và cũng không có nhu cầu bấm nhẹ tay hay mềm mại hơn thì không đi lube làm gì, chỉ tốn thời gian.
Một lời khuyên khác từ các bậc lão thành (mình góp lại thôi chứ không dám có ý kiến phần này) là: với các switch tacticle hay clicky (nhất là clicky), nếu bạn mua bàn phím vì yêu cảm giác khấc đặc trưng và âm thanh giòn tan khi bấm phím thì cũng cần cân nhắc kỹ có nên lube switch hay không. Vì sau khi làm chuyện đó xong, bàn phím của bạn sẽ trở nên trơn tru, độ khấc và âm thanh khi gõ cũng sẽ giảm đi ít nhiều đấy.
Một trường hợp nữa, thiểu số thôi, nếu anh em chỉ muốn lube thử vì tò mò cho vui mà chưa hề kinh qua khâu tháo, mở switch hay chưa tìm hiểu kỹ về các chất liệu bôi trơn và thao tác lube, thì mình nghĩ cũng đừng nên thử. Cố quá có khi lại thành “quá cố” mất. Để an toàn hơn, mình có thể đọc hết hai phần của bài viết này ở trang newsphongcachxanh và coi thêm một số clip trên Youtube chỉ về thao tác thực khi lube switch, với có bạn bè nào đã từng kinh qua thì nên mời làm quân sư cho mình. Như vậy tốt hơn là tự mò, nhỉ?
Và đặc biệt với các stock keyboard, nếu còn trong thời gian bảo hành mà tự mở toang ra lube toàn bộ thì sẽ bị phạm lỗi bảo hành đấy, sau này mang ra trạm người ta không nhận bảo hành cho mình đâu.
4/ Chú ý gì khi lube switch?
Hiện nay có hai trường phái chất bôi trơn chính dùng cho switch (và stem/ stab) của bàn phím cơ: Grease (dầu mỡ) và Oil (dầu). Oil hay Grease có tác dụng như nhau, chỉ khác nhau ít nhiều ở cách apply và kết quả độ mượt mà sau khi lube một chút thôi.
Nhưng dù chọn chất nhờn nào thì bạn cũng cần chú ý nguyên tắc lube sau đây:
- Chất bôi trơn có độ nhớt thấp nên được dùng để lube các tacticle switch >> để đảm bảo được độ xúc giác ngay cả sau khi lube xong.
- Chất bôi trờn độ nhớt cao nên dùng lube cho linear switch >> đảm bảo độ mượt mà nhẹ nhõm hoàn hảo, không độ khấc, không âm thanh vốn là đặc trưng từ ban đầu của linear switch.
5/ Cần chuẩn bị gì khi lube switch?
Ở đây mình sẽ lấy ví dụ lube switch trên một bàn phím cơ hot-swap cho đơn giản. Vì việc gắp ra gắn vào các switch trên bàn phím kiểu này sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, không cần đụng chạm gì tới các mối hàn bên trong. Tùy cách lube mà các dụng cụ chi tiết sẽ có thay đổi một chút. Nhưng làm gì làm, thì quá trình lube switch cũng cần có các món không thể thiếu sau đây.
1/ Bước chuẩn bị:
- Keycap puller: dùng tháo keycap ra khỏi bàn phím
- Switch puller: dùng gắp switch ra khỏi plate
- Switch opener: dùng để tháo các thành phần chi tiết trong switch ra để tra dầu vào các chi tiết cần lube
- Bàn lube switch: bàn này vừa có tác dụng giữ cho mọi thứ gọn gàng ngăn nắp trong suốt quá trình, vừa tránh tình trạng rơi rớt đâu đó dọc đường. Cũng là dụng cụ theo mình thấy là cực kỳ quan trọng để giúp lube switch chính xác và sạch sẽ hơn, tra đúng nơi cần tra, với số lượng như mong muốn mà không sợ bị run tay tra nhầm vị trí.
2/ Khâu lube switch
- Mỡ/ dầu lube switch: tốt nhất nên chọn loại có khả năng tương thích cao, và có thể dùng được cho cả lò xo, stem, stab luôn.
- Cọ hoặc túi lube switch: chọn cái nào thì còn tùy vào cách lube switch (mà mình sẽ bàn tiếp trong phần 2 của bài)
Và bây giờ, cũng vì miếng cơm manh áo thôi mọi người ạ. Sau phần thông tin cần thiết rồi em xin phép “chuyển kênh” sang màn PR chất phác đi thẳng vào vấn đề. Anh em có muốn tìm dụng cụ lube switch thì nhớ tới Phong Cách Xanh nha.
Bộ phụ kiện lube switch bàn phím cơ từ thương hiệu Glorious gồm các món sau:
1/ Glorious G-LUBE
Mỡ Lube Switch Và Stabilizer Glorious G-Lube (10g): 330.000đ
Công dụng: bôi trơn thanh cân bằng (Stab) và switch: đây là loại mỡ tổng hợp từ Glorious, tương thích hoàn toàn với các switch Glorious Panda và tất cả loại switch khác. Ngoài ra còn có thể dùng tốt cho lò xo, stab. Một lọ 10g như này có thể lube tới 500 switch.
2/ Glorious Lube Station
Bàn lube Glorious Lube Station: 935.000đ
Đây là món dụng cụ ít người biết nhưng thật ra là không thể thiếu khi độ switch. Bàn lube Glorious Lube Station có 36 slot, là công cụ giúp bạn sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, tranh rơi các bộ phận và giúp switch đều tay, nhanh nhẹn hơn.
Mô tả chi tiết bàn lube switch Glorious Lube Station
- Thân bằng acrylic siêu bền.
- Bề mặt chống dấu vân tay.
- Đế cao su chống trượt.
- Giữ được đến 36 switch tương đương 1 hộp switch Glorious Panda
- Đủ không gian cho 9 phụ kiện lube switch
- Giữ cho góc làm việc sạch sẽ và gọn gàng
Đây là bàn lube trong trạng thái phô diễn hết chức năng của mình ^_^
Số ngăn chứa phụ kiện trên bàn lube station này gồm:
- 36 x thân switch
- 36 x stem
- 36 x lò xo
- 1 x G-Lube
- 1 x dầu lube tiêu chuẩn
- 2 x cọ lube Glorious
- 2 x cọ vẽ tiêu chuẩn
- 1 x nhíp tiêu chuẩn
- 1 x Glorious Switch Opener
- 1 x Glorious Switch Puller
3/ Cọ lube Glorious Lube Brush: giá 132.000 vnd
Thân thiết kế công thái học, đầu cọ nét từ nylon chống tòe để lube chính xác và chi tiết nhất có thể.
- Kích thước đầu cọ: 00
- Loại đầu cọ: đầu tròn, mảnh
- Chất liệu đầu cọ: nylon chống tòe
- Độ dài thân cầm: 14 cm
- Bề mặt thân cọ nhám
Nhưng trước khi tới các dụng cụ lube này thì anh em phải có thêm vài món đồ chơi nữa để tháo switch ra khỏi bàn phím và mở rời các phần chi tiết trong switch ra. Bộ dụng cụ chuyên dụng để làm hai công đoạn quan trọng này, có thể tham khảo dưới đây:
1/ Dụng cụ tháo switch: Glorious Switch Puller (giá tham khảo 209.000 vnd)
- Công dụng: gỡ switch nhanh, thoải mái, an toàn
- Cấu tạo: làm từ 100% thép không rỉ, có thân cầm dài thao tác chính xác, thiết kế mỏng, gọn, dễ thao tác những chỗ hẹp, cấu tạo bend-proof nghĩa là phần uốn cong được gia cường để tạo độ cứng ổn định và chính xác cao khi thao tác.
2/ Dụng cụ mở switch chuyên dụng: Glorious Switch Opener (giá tham khảo 264.000 vnd)
Công dụng: mở toang các thành phần bên trong của từng switch, giúp cho việc quan sát, điều chỉnh và lube switch diễn ra dễ dàng, ít rủi ro hơn.
Tương thích Glorious Lube Station, các switch Glorious, Cherry, Kailh, Gateron.
Giờ thì chúng ta đã hiểu qua về lube switch và một số thắc mắc thường gặp khi bắt tay vào làm việc này. Tiếp theo Phần 2 mình cùng bàn về hai trường phái lube switch phổ biến nhất nha.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%