Khi mình dùng bàn phím cơ, nếu không phải là dân chơi thì có khi một bàn phím dùng 5-10 năm không chừng. Cho nên đối với nhiều người, một thương hiệu bàn phím chỉ hiện diện dưới đôi tay họ như một thiết bị hỗ trợ máy tính đơn thuần.
Nhưng với dân mê phím cơ hay có thú sưu tầm bàn phím thì mỗi thương hiệu bàn phím là cả một bề dày lịch sử, ẩn trong đó những câu chuyện hay ho mà càng đào sâu càng thấy thú vị. Thương hiệu bàn phím cơ Realforce từ tập đoàn Topre, Nhật Bản là một minh chứng sống động, cả bề dày thời gian lẫn dòng sản phẩm độc đáo của mình.
Đầu tiên để nói về Realforce thỉ phải nói về switch Topre, là linh hồn của tập đoàn Topre, là tượng đài của tín đồ bàn phím cơ và là niềm tự hào của người Nhật. Trong các bài đăng trước, banphimco đã có chia sẻ khá nhiều với anh em về switch Topre rồi (link các bài mình có để lại phía trên kìa).
Nhưng chắc để dễ theo dõi, cả cho các anh em mới bị “rù quến” vào hội phím cơ, thì mình nói qua một chút về switch Topre nhé. Topre switch là một sản phẩm của công ty Topre Corp, Topre Corp là một công ty của Nhật Bản. Topre Corp sản xuất các sản phẩm bàn phím sử dụng Topre switch từ năm 1983. Loạt bàn phím mang thương hiệu RealForce được giới thiệu vào năm 2001. Topre cho tới hiện tại được cho là nhà sản xuất bàn phím điện dung không tiếp xúc điện duy nhất trên thế giới (the only one “made in japan” electrostatic capacitive non-contact type keyboard in the world)
Topre switch từ khi ra mắt lần đầu cho tới tận bây giờ vẫn giữ nguyên bản chất vốn có của mình và thậm chí là thiết kế từ trong ra ngoài y chang ngày đầu. Topre switch là switch cảm ứng điện dung, nghĩa là bạn sẽ không cần phải ấn hành trình quá sâu, phím thật sự mềm mại như tơ và hầu như yên tĩnh nhất trong số các dòng bàn phím cơ mang nhãn silient.
- Về độ bền thì dòng switch của Topre có độ bền được đánh giá là hơn cả Cherry switch (Đức), dưới sự nghiên cứu và phát triển sản phẩm tới nay các sản phẩm sử dụng Topre switch lên tới 50 triệu lần nhấn và có lực nhấn trung bình khoảng 45g trong suốt thời gian sử dụng.
- Về cấu tạo thì switch Topre có thiết kế phức tạp hơn Cherry MX rất nhiều với phần đệm cao su ở giữa, chính vì phần cao su này mà các bàn phím sử dụng Topre switch cho cảm giác / hơi hướng gõ khá giống với bàn phím cao su lẫn bàn phím cơ sử dụng Cherry MX.
Đây là đồ thị các thông số kỹ thuật chính của switch Topre
Nhắc tới switch Topre là nhắc tới hai chữ “mượt mà” hay mỹ từ “feather touch”. Đây chính là đặc điểm lớn nhất trong cảm giác gõ mà chưa có bất kỳ một switch cơ học nào có được. Có nhiều người thích, nhiều người không thích độ mượt quá mượt của Topre, nhưng không hề gì, mọi thứ vốn làm ra chỉ để phù hợp với một nhóm người, không thể chìu lòng tất cả.
Nhưng switch Topre không chỉ dừng tại đó. Độ “ăn chơi” của dòng switch này còn mang tới một khả năng siêu cấp vô địch. Chính vì thiết kế điện dung không tiếp xúc, nên switch Topre có thể được khai thác triệt để bản chất điện dung này và làm thành bộ tính năng APC cho một số model bàn phím cao cấp Realforce.
APC (actuation point changer), tính năng này cho phép chúng ta tùy chỉnh 03 mức độ nhận phím (active point) lần lượt là 1.5mm, 2.2mm và 3.0mm lần lượt là 03 nút màu led ở phía góc trên bên phải của bàn phím để chúng ta nhận biết cho nó rõ, 3 màu led lần lượt là Blue, Green, Red tương ứng với 1.5mm, 2.2mm và 3.0mm. Tính năng APC có thể điều khiển nhanh chóng tiện lợi qua một nút điều khiển trên bàn phím (có ký tự phím bậc thang như hình).
Một số thuật ngữ mình cần làm rõ trước khi đi tiếp tới lịch sử các dòng phím cơ Realforce
- Realforce phiên bản lực nhấn Uniform là lực nhấn trên toàn bộ bàn phím giống nhau (ví dụ như trên bàn phím cơ Realforce RGB fullsize). Phiên bản Uniform được làm các mức lực như (30g, 45g, 55g), mỗi phiên bản lại được phân phối cho một thị trường riêng.
- Còn Variable thì lực nhấn trên bàn phím được chia đều thành từng cụm với lực nhấn từ 30g, 45g, 55g. “Variable” là một phiên bản bàn phím được chia lực theo từng cụm khác nhau. Đây là điểm thể hiện sự tài tình của Nhật Bản và mức độ công thái học cực cao trong các bàn phím cơ Nhật Bản nói chung. Tài tình ở chỗ các cụm khác nhau có lực nhấn khác nhau, nếu như càng gần ngón út, lực ấn càng nhẹ để đảm bảo thích nghi và luôn hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bấm phím tự nhiên của người dùng.
- Standard Model: dành cho người dùng đại chúng, không có nhu cầu gì đặc biệt hay phức tạp, chỉ là yêu thích cảm giác gõ trên switch Topre thôi.
- Silent Model: các model bàn phím cơ Realforce có thêm chữ Silent ở phía sau tên thì đây là các bàn phím không phát ra âm thanh khi gõ. Âm thanh thock thock đặc trưng của switch Topre vốn đã nhỏ và ấm, nay coi như hoàn toàn bị triệu tiêu bởi một bảng vòng (tương tự như O-ring nhưng đây là một dãi liền mạch nhau, và đặt ngay dưới các chân keycap để đảm bảo độ hãm âm đồng đều và triệt để cho tất cả các phím và cụm phím.
- APC Model: đây là các bàn phím khai thác tối đa tính năng của switch Topre. Với các bàn phím APC này, người dùng (đa phần là game thủ hoặc người gõ máy nhanh hàng loạt). Anh em có thể tự do tùy chỉnh điểm nhận phím, chỉnh nhanh bằng nút trên bàn phím với ba mức độ nhận phím có sẵn 1.5mm, 2.2mm và 3.0mm. Còn nếu chi tiết hơn hoặc cần các mức nhạy phím khác ngoài các con số này, thì bắt buộc phải dùng tới phần mềm bàn phím Realforce đi kèm.
- Silent and APC Model: Các phím bấm vừa nhẹ nhàng, thanh thoát, vừa không gây ra bất kỳ tiếng ồn nào và có luôn chức năng chỉnh độ nhận phím. Tất cả trong một.
Ngược dòng lịch sử nhìn về các dòng bàn phím Realforce từ xưa đến nay
Đa số mọi người trong giới đều biết tới Realforce RGB hay cả series Realforce R2 đã quá nổi tiếng với hàng loạt những tính năng và đặc điểm nổi trội, cùng nhìn lại thời gian trước, Realforce thật ra đã qua quá trình phát triển với kha khá các dòng bàn phím cơ, nhưng đa phần đều nhắm vào thị trường trong nước và các nước lân cận, nên phần còn lại của thế giới hầu như đều không biết tới.
Các dòng bàn phím cơ Realforce chỉ có trong nước
Bàn phím cơ Realforce cỡ fullsize có các dòng cổ điển sau:
Realforce ANSI – 101, 103U, 104U và 106U | Realforce ISO – 105U | Realforce JIS – 106, 106U và 108U
Cỡ tenkeyless trước đây có các dòng:
Realforce ANSI – 86U & 87U | Realforce ISO – 88U | Realforce JIS – 89, 89U, 91, 91U
Dòng tiếp theo năm 2018, Realforce RGB: đem “nhân tài” ra ánh sáng
Và Realforce chỉ thật sự được nhiều người biết đến khi chính thức ra mắt dòng bàn phím cơ REALFORCE RGB phiên bản có đèn nền đầu tiên của hãng. Chiếc bàn phím này khi ra mắt vào năm 2001 đã tạo một cú hích bùng nổ trong giới bàn phím cơ nói chung và gamer nói riêng. Người người nói về nó, nhà nhà nói về nó, nơi nơi người ta bàn tán tranh luận về Realforce, nào là Topre liệu có phải là xứng tầm với giá quá đắt kia hay không? Topre có được gọi là switch cơ không? Bàn phím cơ Realforce liệu có quá đơn điệu nhưng lại quá đắt không?… vâng vâng mây mây.
Nhưng dù có bao nhiêu luồng ý kiến thì những giá trị và nét độc đáo mà chiếc bàn phím cơ Realforce RGB lần đầu trình diện thế giới là không thể chối cãi.
Thông số kỹ thuật của bàn phím cơ Realforce RGB:
- Nhãn hiệu: Topre
- Tên sản phẩm: Realforce
- Kích cỡ: Full Size (full 108 keys)
- Layout bàn phím: US QWERTY, ANSISwitch (công tắc): Electrostatic Capacitive (cảm ứng điện dung)
- Đèn led: RGB
- Chất liệu keycap: ABS
- Màu keycap: Black
- Cách in keycap: Double Shot
- Usb N-keys: Full
- Multimedia Keys: Yes
- Kích thước: 17.91″ x 5.59″ x 1.18
- Cổng kết nối: USB
- Windows Compatible: Yes
- Weight: 3.08 lbs
RealForce RGB có layout us 108 phím, trong đó ngoài các phím truyền thống, Realforce RGB còn được trang bị thêm 04 nút phía trên cum phím số (numpad), chiếc bàn phím RealForce RGB có lực bấm 45g cho toàn bộ các nút (uniform 45g).
Một điểm đặc biệt lớn ở dòng sản phẩm này: RealForce RGB lắp được keycap của Cherry, hãng Topre đã trang bị cho chiếc bàn phím của mình một bộ phận chuyển đổi trong switch để có thể lắp vừa với tất cả các loại keycap thông dụng cho Cherry switch (mx compatible stem).
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%