Trong bài trước mình đã chia sẻ danh sách chuột CÓ DÂY ultralight siêu nhẹ, xài tốt nhất của năm 2020. Bài này mình sẽ kể tiếp về các model chuột KHÔNG DÂY nhẹ nhất hiện nay.
Trong dòng chuột ultra-light thì hết 90% là có dây, còn lại 10% là không dây. Số lượng và lựa chọn tuy không nhiều nhưng mẫu không dây nào cũng đình đám và chiếm được cảm tình của người dùng. Nguyên nhân vì sao các kiểu không dây ít thế có thể là vì tính ổn định của có dây trong thiết kế siêu nhẹ xem ra dễ làm và dễ tính toán hơn. Không dây tuy vậy nhưng phức tạp và chưa kể đòi hỏi nhiều thành phần kỹ thuật bên trong hơn nên để làm ultra-light, thật sự không dễ chút nào.
Thôi giờ mình củng xem các mẫu ultra-light không dây hiếm hoi này nhé.
1/ Razer Viper Ultimate – chuột không dây siêu nhẹ có vẻ ngoài đẹp nhất
Chuột Razer Viper Ultimate là model chuột mới nhất trong các dòng chuột của Razer và nó chỉ nặng có 69g. Điểm đặc biệt đầu tiên ở Viper Ultimate chính là nó chuyên gaming, siêu nhẹ và thiết kế không hề có khoét lỗ nào như mình thường thấy ở các chuột ultra-light khác. Vẻ ngoải của Viper Ultimate đơn giản gọn gàng nhưng lại cực kỳ đẹp và tinh tế, mang tính công thái học cao và quan trọng nhất là dùng được cho cả hai tay.
Bên dưới thiết kế tinh gọn đó là bộ cảm biến quang học Razer lên tới 20.000 DPI, mang lại hiệu suất hoạt động hoàn hảo cho bất kỳ tựa game nào. Trên chuột có tổng cộng 8 nút có thể lập trình, tùy chỉnh thoải mái với phần mềm Razer Synapse 3 đi kèm.
Ngoải các tính năng chính nổi trội vừa kể thì Viper Ultimate cũng nổi tiếng trong giới với hệ thống đèn RGB siêu đẹp có thể tùy chỉnh chi tiết tinh vi qua phần mềm. Razer cũng đã trang bị dây cáp drag-free cho con chuột này để tiết giảm tối đa trọng lượng và tạo cảm giác nhẹ tâng như không có cáp. Cảm giác dùng Razer Viper Ultimate chỉ có thể diễn tả bằng hai tính từ: mượt mà và cực kỳ thoải mái.
Ưu điểm:
Nhược điểm: Đôi khi có một vài điểm hơi sượng ở con lăn
Thông số kỹ thuật:
- Kết nối: Không dây
- Số nút lập trình : 8
- Cảm biến : Cảm biến quang học Razer 20K DPI
- Đẻn : bộ đèn hiệu ứng Chroma độc quyền của Razer
- Trọng lượng: 74g
2/ Logitech G Pro Wireless – Chuột không dây siêu nhẹ chất lượng nhất
Logitech vẫn luôn là một trong các tên tuổi dẫn đầu của làng chuột. Và trong thế hệ chuột ultra-light, Logitech ghi dấu ấn sâu đậm bằng các model chuột Logitech G, nhất là với gamer. Dòng chuột siêu nhẹ này có hiệu suất tổng thể tốt và giá cả khá phải chăng so với các chuột siêu nhẹ cùng chất lượng. Nổi bật trong số đó chính là con chuột G-PRO thượng hạng, hẳn nhiên là siêu nhẹ và thuộc dòng cao cấp nhưng giá cả lại rất mềm so với các anh em khác trên thị trường.
Điều đầu tiên khiến bạn phải à ố chính là với mức giá chỉ có 149 USD nhưng G Pro lại đúng nghĩa là kiểu chuột ultra-light nhưng với thiết kế truyền thống thân thiện dễ nhìn (là kiểu không đục lỗ mà liền mạch như bình thường) và có khả năng đa năng rất cao: làm việc tốt mà chơi game cũng không thua một ai. Chuột G Pro sở hữu công nghệ Light Speed của Logitech có độ trễ gần bằng 0 và dùng cảm biến Hero 16K DPI. Đây được xem là cảm biến siêu tốt, có rất nhiều cải tiến so với các cảm biến dùng cho chuột không dây trước đây của Logitech.
Một điểm đặc biệt khác của Logitech G Pro là nó có tổng cộng 8 nút có thể lập trình, trong đó 4 nút có thể tháo rời. Dùng hay không dùng có thể tháo ra để giảm trọng cho con chuột lần nữa. Tuổi thọ cũng ấn tượng không kém với con số lên tới 50 triệu lần nhấp chuột. Pin dự phòng thì lên tới 48 giờ và nặng thì chỉ có 80g. Quá gọn nhẹ và chất lượng.
Ưu điểm:
Nhược điểm: Chuột hơi bị thấp nên người nào có bàn tay to sẽ hơi chật vật
Thông số kỹ thuật:
- Kết nối: Không dây
- Số nút lập trình : 6
- Cảm biến: Hero 16K DPI
- Đèn nền : logo màu xanh biển
- Trọng lượng: 80 g
- DPI : 16,000
Xem thêm >> TOP 6 thương hiệu chuột máy tính nổi tiếng nhất hiện nay
3/ Razer Abyssus V2 – Chuột chơi game không dây nhẹ nhất hiện nay
Con chuột Razer Abyssus V2 này là phiên bản cải tiến của Razer Abyssus. Thay đổi chủ yếu nằm ở thiết kế và hình dạng: chuột Razer Abyssus V2 lần này được thiết kế để thuận cho người dùng cả tay trái và tay phải. Và đây hiện là con chuột không dây ultra-light nhẹ nhất chuyên dùng cho gaming.
Nhưng trước khi mua có hai điều bạn phải lưu ý: chuột Abyssus V2 này có DPI chỉ 5000 và không có nút bên. Hai đặc điểm này có thể làm nhiều người hơi hụt hẫng, nhất là khi so với mức giá khá cao so với các dòng chuột ultra-light khác trên thị trường. Nhưng điều đặc biệt, đáng giá, nằm ở Cảm biến siêu mạnh của Abyssus V2: nó dùng cảm biến quang học có chất lượng và hiệu suất tuyệt vời, và đây là loại cảm biến mới nhất tốt hơn hẳn so với các cảm biến Razer đã tửng dùng trước đây cho các chuột không dây của mình. Trọng lượng toàn bộ của con chuột này là 83g, có thể không phải là chuột nhẹ nhất, và cũng xem xem cao hơn mức chuẩn của một ultra-light mouse nhưng nó cũng nghiễm nhiên có mặt trong danh sách top này vì độ bền, chất lượng và đặc biệt là cảm giác dùng nhẹ như không rất đặc trưng của mình.
Ngoài ra người dùng có thể lập trình bốn phím trên chuột bằng phần mềm Razer Synapse đi kèm hoặc tùy chỉnh DPI thoải mái trong khoảng từ 100 đến 5000. Phần hai bên thân chuột được phủ cao su cao cấp dày và độ bền cao. Vừa giúp giảm trọng lượng chung của toàn chuột, vừa giúp tạo độ kết nối và bám dính tốt với tay của người dùng. Đây được xem là một tiểu tiết rất nhỏ trong thiết kế nhưng mang lại cảm giác rất tốt khi dùng.
Ưu điểm:
Nhược điểm: Đây là chuột ultra-light gaming dùng cho mọi game thủ nhưng có thể chưa phù hợp lắm với những người chơi game chuyên nghiệp.
Thông số kỹ thuật:
- Kết nối: Không dây
- Số nút có thể lập trình : 6
- Cảm biến: Cảm biến quang học 5,000 DPI
- Đèn nền : 3 màu
- Trọng lượng: 80g
HƯỚNG DẪN MUA CHUỘT ULTRA-LIGHT DÀNH CHO NGƯỜI MỚI
Sensor – Cảm biến
Yếu tố đầu tiên cần phải cân nhắc khi mua chuột ultra-light hay bất kỳ con chuột có trọng lượng nặng hơn thì cũng là cảm biến. Cảm biến của chuột luôn được đặt ở mặt dưới của chuột, và giúp tracking các chuyển động của máy tính trong suốt quá trình chơi game hoặt lướt chuột cho các mục đích khác.
Trong vòng 5-6 năm vừa qua, với hàng loạt sự ra đời của những công nghệ mới, và nhiều cuộc cách mạng công nghệ đã đưa cảm biến của chuột máy tính lên một tầm cao mới. Đến độ giờ khó có thể tìm ra một con chuột nào có cảm biến quá tệ. Hầu hết các chuột máy tính ngày nay đều có cảm biến chính xác, nhanh nhạy và tuổi thọ lâu dài.
Với các chuột thế hệ ultra-light thì phần cảm biến này đặc biệt quan trọng. Vì nó không chỉ là thước đo độ nhạy, độ chính xác khi di chuột mà còn là yếu tố ảnh hưởng tới độ siêu nhẹ của từng model. Cảm biến thường được dùng cho các chuột ultra-light là cảm biến quang học, có độ nhạy cao và trọng lượng thiết kế nhẹ hơn hẳn các cảm biến laser truyền thống.
DPI
DPI, là viết tắt của dots per inch, tượng trưng cho độ nhạy của chuột máy tính. DPI càng cao thì chuột càng nhạy. Nếu dùng cho mục đích văn phòng thì cảm biến chỉ cần từ 2000 trở lên là đã ổn, còn nếu dùng chơi game thì cảm biến phải cao hơn nhiều đôi khi lên từ 16.000 DPI trở lên.
Kích cỡ và trọng lượng
Kích thước và trọng lượng chuột phù hợp là rất quan trọng. Nếu chọn mua một con chuột to hoặc nhỏ hơn cỡ tay mình, dùng sẽ rất mỏi và bấm không chính xác. Cũng giống như khi chuột quá nặng sẽ làm các hành động trên chuột bị trì trệ và không còn nhạy bén nữa.
Các game e-Sport tốc độ cao ngày càng nhiều và thú vị, dẫn đến nhu cầu tìm một loại chuột siêu nhẹ cho siêu tốc độ ngày càng cao, dẫn đến sự ra đời của dòng chuột ultra-light mà chúng ta đang nói tới. Chuột được xem là siêu nhẹ khi có tổng trọng lượng 80g trở xuống (so với chuột bình thường là tầm 100g). Và dòng chuột này phù hợp cho cả làm việc lẫn chơi game, từ phổ thông tới chuyên sâu.
Chất lượng build của chuột
Ở đây muốn nói tới các thành phần bên trong, cách sắp xếp và cấu trúc tổng thể của một con chuột. Khi tìm một con chuột siêu nhẹ thuộc dòng ultra-light thì tất nhiên cũng không chấp nhận bất kỳ sự hy sinh nào về chất lượng và hiệu suất hay độ bền. Lời khuyên cụ thể là nên chọn các chuột ultra-light có tên trong danh sách không dây và có dây mà chúng tôi vừa liệt kê, để đảm bảo một cái kết đẹp cho tất cả. Có rất nhiều chuột được dán mác siêu nhẹ trên thị trường nhưng chất lượng đều ít nhiều bị chi phối bởi yếu tố trọng lượng.
Tính công thái học
Chuột kể cả gaming hay văn phòng đều sẽ có nhiều hình dáng và cấu trúc khác nhau. Hãy nhớ chọn cho một một kiểu chuột phù hợp nhất, nghĩa là được đánh giá cao về mặt công thái học, cầm lên tay cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và thân thiện.
Tính công thái học còn được thể hiện thông qua kiểu chuột đó có phù hợp với cả người tay trái và tay phải không. Anh em có thể thấy một trong những đặc điểm thú vị và rất nhân văn của dòng chuột ultra-ligth chính là ở khả năng phù hợp với cả hai bàn tay (đa số). Nói chung đã xác định gắn bó lâu dài thì chuột siêu nhẹ hay chuột bình thường đều cần có tính công thái học cao, vừa thoải mái vừa tiện dụng lại vừa tốt cho sức khỏe đường dài.
Chúc anh em sớm tìm được một con chuột ultra-light phù hợp nhất với mình.
Tham khảo thêm sản phẩm chuột máy tính tốt nhất tại Phong Cách Xanh >>