So sánh chuột Logitech MX Master 3 và Master 3 for Mac

Dân tình còn đang bấn loạn vì hai dòng chuột mới toanh của Logitech: Master 3 và Anywhere 3. Và riêng trong mỗi dòng này lại có hai phiên bản: bản thường và bản dành cho Mac. Vậy hai bản này của Master 3 có gì khác nhau và mình nên mua loại nào? Bài này mình trả lời nhanh ngắn gọn và tất tần tật mọi thắc mắc của anh em nhé.

1/ Về các lựa chọn màu sắc (color options)

Master 3 regular bản thường thì có hai tone màu Graphite (kiểu như màu đen của mình) và Mid Grey (xám trung). Hai tone màu này theo mình thấy thì đều rất dễ dùng và hiện đại, sạch sẽ nữa. Fit cực với kiểu ngầu ngầu cá tính của Master 3, đồng thời cũng giúp bật lên được đường nét tinh tế, cũng như các điểm cải tiến lớn so với thế hệ trước, nhất là con cuộn MagSpeed và bánh cuộn phụ ở chỗ để ngón tay cái.

Trong khi đó nếu bạn chọn Master 3 for Mac thì sẽ chì có một màu duy nhất thôi là Graphite. Chắc ý đồ của Logitech là để khi người dùng xài chung với các thiết kế của Mac thì sẽ con chuột Logitech MX Master 3 này sẽ nổi bật trên bàn, kiểu elephant in the room.

Cập nhật mới tháng 11/2021: Chuột Logitech MX Master 3 for Win đã hoàn chỉnh hai phiên bản màu của mình, Mid Grey mới về đặt bên cạnh Graphite thì đẹp cũng một 9 một 10 nhỉ?

2/ Về thiết kế bên ngoài

Nhìn tổng thể sơ qua thì hầu như hai phiên bản này của Master 3 không có gì khác nhau lắm. Chỉ khi soi kỹ thì thấy có một điểm khác nhau nho nhỏ nhưng cũng đủ để phân biệt họ hàng là: Master 3 graphite chỉ có màu đen toàn bộ từ trên xuống dưới từ trái qua phải, còn Master 3 for Mac thì nền là màu đen, nhưng có thêm hai phần viền màu bạc nằm ở gáy đuôi của chuột và ở phần uốn lượn chỗ đặt ngón tay cái.

Cá nhân mình thì rất thích hai chi tiết màu bạc màu. Thấy chuột nó thanh thoát hơn hẳn, sang hơn một tí và làm nổi bật lên được thiết kế ngón tay cái đặc trưng của dòng Master. Khi đặt lên bàn làm việc, kiểu mix match tone đen và bạc này cũng làm cho chuột đa sắc mắc và thú vị hơn, còn màu đen tuyền của bản thưởng thấy hơi đơn điệu. Anyway mỗi người một ý 🙂

Xem thêm >> TOP 6 thương hiệu chuột máy tính nổi tiếng nhất hiện nay

3/ Khác nhau về thiết kế hộp sản phẩm

Một trong những điểm khác nhau dễ nhận dạng khác nữa giữa Master 3 và Master for Mac chính là ở bao bì sản phẩm.

  • Master 3 bản thường có hộp màu Đen
  • Master 3 for mac có hộp màu Trắng

Nghĩ đơn giản thì chắc chỉ là để dễ phân biệt khi đóng gói hay khi phân phối sản phẩm thôi. Nhưng thật ra lý do đằng sau có nhiều dụng ý hơn thế. Sản phẩm dành cho Mac tất nhiên sẽ thường được trưng bày chung với các thiết kế của Apple trong các cửa hàng kể cả chuyên hay không chuyên hàng Táo. Mà một khi đặt kế bên hàng của Apple với toàn bộ thiết kế chỉ có hai tone trắng và xám trắng thì thiết kế của các sản phẩm đi kèm thuộc hãng khác không khéo sẽ bị lệch tone. Làm người mua có cảm giác “chúng không thuộc về nhau” hoặc tệ hơn là “không tương thích nhau chăng”.

Né bài học xương máu này từ những người đi trước, lần này Logitech khi tung ra chuột Master 3 phiên bản Mac đã khéo léo cho một packaging hoàn toàn khác với tone trắng toàn tập làm nền và chữ xám nhạt, xám đậm xen kẽ nhau. Khi đặt cạnh hàng của Apple đảm bảo nhìn trông như một cặp.

Đây, hiệu quả của chiêu tiếp thị hiện đại từ Logitech đây. Cạnh các sản phẩm Mac trông Logitech MX Master 3 như cùng một nhà sinh ra.

4/ Khác nhau về kiểu kết nối và sạc pin

Ba phần khác nhau trên chỉ là màu mè cho vui thôi, còn thật sự khác biệt giữa hai phiên bản Master 3 thường và Master 3 for Mac thật sự mới là đây: kết nối và sạc pin.

KIỂU KẾT NỐI

Đồng ý đều cùng là kiểu chuột không dây. Nhưng Master 3 thường kết nối không dây qua Dongle hoặc Bluetooth đều được. Nghĩa là trong hộp sản phẩm mặc định đã có sẵn một đầu thu Unify nhỏ nhỏ xinh xinh.

Nghĩa là ai không có Bluetooth thì có thể gắn Unify vô và dùng không dây ngon lành. Ai có Bluetooth thì có thể xải kết hợp. Và cùng lúc Master 3 bản thường có thể kết nối được với 3 thiết bị, chuyển đổi qua lại dễ dàng bằng nút chuyển ngay trên chuột.

Trong khi đó Master 3 for Mac thì chỉ có kết nối Bluetooth, duy nhất và duy nhất. Không có kiểu kết nối khác thay thế. Nghĩa là máy không có Bluetooth thì không dùng được chuột này. Nghĩa là đi đâu mà sóng Bluetooth bị yếu hay nhiễu thì cũng phải coi chừng.

Lý giải của Logitech là toàn bộ các thiết bị Apple hiện tại đều không có hỗ trợ cổng gắn đầu thu Unify mà chỉ có kết nối không dây Bluetooth nên hiển nhiên là chuột dành cho Mac sẽ chỉ có dùng Bluetooth. Lỳ do đằng sau mà fan suy đoán là công nghệ Unify của Logitech chưa thể tích hợp và tương thích với Mac. Sao cũng được nói tóm lại là bản cho Mac thì chỉ dùng Bluetooth.

CÁP SẠC PIN của hai phiên bàn chuột Master 3 này cũng khác nhau: Master 3 thường sạc pin bằng cáp USB-A sang USB-C còn Master 3 for Mac thì sạc qua cáp USB-C sang USB-C.  Nghĩa là với Master 3 for Mac khi hết pin có thể dùng sạc qua bất kỳ thiết bị di động nào của Apple đều được, rất tiện lợi nhất là khi du lịch. Còn bản Master 3 thường thì chỉ có thể cắm sạc vào máy tính dùng Wins nên nhiều lúc cũng hơi hạn chế, nhỡ có bạn đường là fan của Apple thì xem như thôi rồi.

Điều này cũng có nghĩa là cáp này không dùng được cho cáp kia và ngược lại.Đây cũng là điểm customized lại để phù hợp với các cổng ra của hàng Apple. Hai cáp sạc này cho thời gian sạc và chất lượng sạc ngang ngửa nhau, nghĩa là sạc đầy một lần vẫn dùng được trong vòng 70 ngày, và chỉ cần sạc 1 phút dùng được 7 tiếng.

Đó là 4 điểm khác nhau lớn giữa chuột MX Master 3 và Master 3 for Mac. Ngoài 4 phần này ra thì các chức năng, cải tiến còn lại của hai bản này giống y chang nhau.

Trong phần mô tả thông số của chuột Master 3 for Mac thì thấy Logitech ghi là chỉ tương thích với Mac. Nhưng mình cài và test thử với Windows thì thấy bản for Mac trên Wins vẫn chạy bình thường y chang phiên bản thường. Còn ngược lại bên kia thì Master 3 bản thường vẫn chạy ngon ơ trên Mac. Logitech cho thêm bonus hay sao vậy?

Nên giờ việc của anh em chỉ là xem kỹ thiết kế và kiểu kết nối, rồi tùy nghi chọn lựa tùy theo sở thích và thiết bị hiện đang có của mình nhé.

Mà mình đã tậu một con chuột ngầu này về chưa ta, trải nghiệm của cá nhân mình là siêu đã nha, lăn một lần cả chục trang trong chớp mắt. Nói chung năm nay thành quả lớn nhất của mình là mua được con Master 3 này về làm việc, nhập liệu phà phà cuộc đời như sang trang mới.

Tham khảo thêm sản phẩm chuột máy tính tốt nhất tại Phong Cách Xanh >>