Vào ngày 6 tháng 7/ 2021, Nintendo công bố trên trang Twitter của mình hình ảnh chính thức của thế hế Nintendo Switch mới có tên là Nintendo Switch OLED. Kèm theo là các thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật, thời gian phát hành và giá chi tiết.
Theo đó, Nintendo Switch OLED sẽ có mặt vào ngày 8 tháng 10 năm nay. Nintendo Switch hiện tại có giá 299,99 USD ở Mỹ, 279,99 USD ở Anh và 449 USD ở Úc, trong khi Nintendo Switch Lite, một thiết bị chỉ dành cho thiết bị cầm tay, có giá 199,99 USD / 199,99 bảng / 329,95 AUD.
So với các Switch tiêu chuẩn hiện tại thì Nintendo Switch OLED đang cao hơn $50 / £30 / AU$90. Câu hỏi đặt ra là liệu với mức tăng này thì các cải tiến của Nintendo Switch OLED có thực sự hấp dẫn và có đáng để đầu tư?
Điểm đặc biệt của Nintendo Switch OLED
Về màn hình
Đầut tiên phải kể đến nét cải tiến mới nhất trên Nintendo Switch OLED chính là màn hình đi-ốt phát quang hữu cơ, gọi tắt là OLED (Organic Light Emitting Diodes). Trong số các công nghệ màn hình thì OLED hiện là công nghệ hiển thị hình ảnh tốt nhất. Nếu so sánh một cách kỹ thuật hơn với các Switch trước thì:
- Màn hình LED sẽ dựa vào đèn nền để hiển thị hình ảnh
- Còn màn hình OLED hiển thị hình ảnh với ánh sáng phát ra từ mỗi pixel.
Kết quả là với một màn hình OLED cảm ứng đa điểm với độ phân giải 1280x720p, bạn sẽ có một màu đen hoàn hảo, các tone màu chuẩn mực và mức độ tương phản cực cao. Trải nghiệm chơi các game có tone màu tối đậm hay kỳ lạ như Luigi’s Mansion sẽ trở nên rất đã mắt.
Điểm khác biệt thứ hai là: Màn hình của Nintendo Switch OLED có kích thước lớn hơn màn hình LCD trên các Switch đời trước. Chính xác là 7 inch. Nghĩa là nếu anh em đang chơi mấy game màn hình rộng kiểu The Legend of Zelda đi cảnh mênh mông trong thế giới mở rộng lớn thì giờ sẽ tha hồ với thêm một chút không gian nữa.
Ngoài ra còn một số thay đổi khác trên Nintendo Switch OLED như: giá đỡ rộng hơn và có thể điều chỉnh dễ dàng. Chân đế được cải tiến này sẽ hỗ trợ rất nhiều khi người dùng muốn đặt máy lên bàn để chơi trực tiếp.
Âm thanh thế nào?
Chất lượng âm thanh trên Nintendo Switch OLED được cho là có nhiều cải thiện. Nhưng Switch OLED không hỗ trợ công nghệ âm thanh không gian như Dolby Atmos. Mà âm thanh tốt hơn là nhờ thiết bị đã được nâng cấp phần loa trên máy, để mang lại trải nghiệm âm thanh tốt hơn khi chơi game trực tiếp trên máy.
Kết nối, bộ nhớ, thời lượng pin được cải tiến
Bổ sung khác trên Nintendo Switch OLED là có thêm hỗ trợ mạng LAN có dây. Trong một số trường hợp chơi game online trên máy chơi game có vẻ không ổn định hoặc có độ trễ lớn thì bạn có thể dễ dảng kết nối Wifi để mọi thứ diễn ra nhanh chóng hơn. Ví dụ điển hình nhất là khi chơi Super Smash Bros hoặc các trò online nhiều người như Kirby Clash…
Và bộ nhớ của Nintendo Switch OLED còn đạt tới 64 GB so với con số 32 GB trên Switch đời trước. Tha hồ mua game về trữ chơi từ từ. Ngoài ra Nintendo Switch OLED còn hỗ trợ thẻ nhớ microSD để người dùng có thể bổ sung thêm bộ nhớ từ ngoài.
Đế cắm của Nintendo Switch OLED cũng có sự khác biệt nhỏ về thiết kế để có cái nhìn hiện đại hơn với màu trắng nhạt hợp với toen màu xám trắng mới của thế hệ mới.
Nhờ màn hình cải tiến mà thời lượng pin trên Nintendo Switch OLED cũng được kéo dài hơn Switch đời trước. Ở model này ta sẽ có một pin Lithium-ion 4310mAh giống với các Switch khác nhưng thời lượng pin hơn rất nhiều.
Tổng hợp thông số kỹ thuật của Nintendo Switch OLED
- Màn hình cảm ứng điện dung đa điểm OLED 7 inch với độ phân giải 1280 x 720
- CPU/GPU: NVIDIA Bộ xử lý Tegra tùy chỉnh
- Bộ nhớ trong: 64GB nội bộ với hỗ trợ bộ nhớ mở rộng (lên đến 2TB) qua thẻ nhớ microSD
- Thời lượng pin: Thời gian ước tính là 4,5 giờ đến 9 giờ. Thời gian chính xác sẽ thay đổi tùy theo cách bạn sử dụng bảng điều khiển
- Kích thước: Khi gắn bộ điều khiển Joy-Con-cao 4 inch x 9,5 inch x rộng 0,55 inch
- Khả năng kết nối: Wi-Fi (IEEE 802.11 a/b/g/n/ac), Bluetooth 4.1, LAN có dây, âm thanh nổi 4 cực 3,5 mm
- Cổng: HDMI, AC, LAN có dây, USB-C, USB-A x 2
- Loa: Âm thanh nổi
- Khe cắm thẻ trò chơi: Sử dụng thẻ trò chơi Nintendo Switch
- Khe cắm thẻ nhớ microSD: Thẻ tương thích-microSD, microSDHC, microSDXC
- Cảm biến: Cảm biến độ sáng, Gia tốc kế, Con quay hồi chuyển
- Pin bên trong: Pin Lithium-Ion có dung lượng 4.310mAh
- Thời gian sạc: Ước tính khoảng 3 giờ
Lưu ý: Nintendo Switch OLED không phải 4K
Switch OLED thì không có 4K anh em ạ. Phiên bản mới này chỉ xuất ở 1080p giống như các Nintendo Switch thông thường. Nguyên nhân được cho là vì độ phân giải 4K sẽ phức tạp hơn cho quá trình sản xuất, chưa kể còn gắn liền với nhiều công nghệ tiên tiến khác như DLSS này nọ nên sẽ làm cho giá của toàn bộ máy chơi game đắt hơn. Cho nên lần này Nintendo Switch OLED thì hãng đã quyết định chọn đầu ra 720p ở chế độ tay cầm và 1080p ở chế độ lắp ghép.
Công nghệ OLED được Nintendo dùng cho phiên bản máy chơi game trung gian Nintendo Switch OLED của mình đã loại bỏ hoàn toàn được hiện tượng burn-in với công nghệ Screen-Shift. Có khả năng bù trừ chủ động để ngăn chặn burn-in, đảm bảo mỗi pixel được hoạt động riêng lẻ và sau đó hiển thị trên nền, cuối cùng là phần cứng điều chỉnh tín hiệu đầu ra một lần nữa. Kết hợp ba quy trình này sẽ giúp màn hình hiển thị nhất quán và loại bỏ hiệu ứng cháy sáng.
Chốt, Nintendo Switch OLED, đáng nâng cấp
Với tất cả những cải tiến và thông số kỹ thuật trên thì cá nhân mình mạn phép đưa ra lời khuyên là:
Nên mua nếu:
- Muốn trải nghiệm tốt nhất trên một màn hình vừa rộng vừa đẹp vừa có âm thanh tốt hơn.
- Chưa lần nào dùng Nintendo Switch để chơi game và muốn có một “lần đầu” ấn tượng nhất.
Không cần nâng cấp nếu:
- Chỉ dừng lại ở việc chơi các tựa game cổ điển và thời xưa, Platform hoặc 2D, Manga
- Muốn máy chơi game nhỏ gọn hơn một chút và không màng tới các cải tiến về màn hình, âm lượng, thời lượng pin hoặc đế dựng.
Trong loạt bài sau, sẽ kể tiếp với anh em các so sánh, đánh giá chi tiết hơn về máy chơi game Nintendo Switch OLED cũng như các game chơi cực đã trên con Switch mới này.