Trong series bàn về plate và case của bàn phím cơ này, ở phần 1 mình đã cùng bàn về Plate, tấm cố định switch, những chất liệu thường dùng để làm plate và custom phím cơ thì nên chọn chất liệu nào.
Thì qua phần 2 này mình bàn tới một chủ đề cũng khá hấp dẫn, cả về diện mạo lẫn cảm giác gõ nơi bàn phím, chính là Case.
Case bàn phím cơ là gì?
Case là phần vỏ viền bên ngoài của mỗi chiếc bàn phím, thường làm bằng nhựa hoặc kim loại. Có thể có thiết kế sắc cạnh hoặc bo tròn tùy chủ ý của nhà sản xuất. Tác dụng của case không chỉ dừng lại ở việc gom gọn bố cục của toàn bàn phím, hay tạo nên một vẻ ngoài đặc trưng mà còn tạo nên cảm giác chắc chắn hay không, nhất là ở ấn tượng đầu tiên khi mới cầm chiếc bàn phím trên tay, chưa bấm chưa thao tác gì. Đây chính là lúc một chiếc case chắc chắn, cao cấp sẽ làm bạn bị hớp hồn.
Vai trò của case bàn phím cơ với cảm giác gõ
Ngoài việc tạo ra ngoại hình đặc trưng cho mỗi chiếc bàn phím, cảm giác cầm trên tay có chắc nịch hay không. Thì case còn đóng vai trò khá quan trọng trong cảm giác và âm thanh khi gõ phím.
Lý do vì sao case ảnh hưởng tới vậy?
Khi bàn phím có các thành phần dày đặn hơn thì: sóng âm truyền đi nhanh hơn (vì có môi trường truyền âm dày) với tốc độ cao hơn, tạo ra loại âm thanh có tần số cao hơn. Ngược lại với các bàn phím có kết cấu lỏng lẻo, thì âm thanh sẽ có tần số thấp hơn. Đó là lý do ở các bàn phím có chất lượng build tốt dày dặn ta sẽ cảm nhận được âm thanh khi gõ phím trầm, còn ở các bàn phím nhẹ bâng thì âm thanh thường chát và có độ rỗng cao.
Hầu hết các phần “cứng” của bàn phím đều là dạng rỗng (điển hình nhất là plate, case), nhưng chính cách chúng kết nối chúng lại với nhau thành một khối hoàn chỉnh sẽ ảnh hưởng nhiều đến âm thanh tạo cuối cùng của bàn phím. Và nếu có bước vào thế giới của bàn phím cơ custom thì sẽ biết: một trong những nguồn cảm hứng bất tận của dân chơi có trình chính là tạo ra những kiểu âm thanh khác nhau trên những chiếc bàn phím cơ. Họ không chỉ làm ra bàn phím để gõ, mà đã tạo ra một loại “nhạc cụ gõ” đúng nghĩa.
Và yếu tố “âm thanh” càng trở nên quan trọng hơn nhiều trên các bàn phím cơ đắt tiền có case kim loại phay CNC. Kiểu bàn phím cao cấp và hiếm có này thường tạo ra âm thanh trong vắt với âm vưc rất cao, cao hơn nhiều so với các chất liệu thường thấy trên thị trường.
Các thông số nào của case là ảnh hưởng lớn nhất tới cảm giác và âm thanh gõ phím?
Có nhiều yếu tố kỹ thuật khi nói tới case, nhưng các thành phần sau đây là gây ảnh hưởng nhiều tới cảm giác gõ nhất:
1/ Chất liệu làm case
Chất liệu làm ra case càng cứng và càng nặng thì những nhát gõ chạm đáy của bạn sẽ càng chắc chắn và ổn định. Trong phân khúc tầm trung và giá rẻ thì case bằng nhôm nguyên khối rất phổ biến. Cao cấp hơn một chút sẽ có case bằng nhôm có kèm theo tạ đồng để tăng khối lượng và độ ổn định cho case.
Ngoài ra còn có rất nhiều chất liệu case là lạ khác nhưng chất lượng, độ bền và cảm giác gõ thì cũng khó lường lắm. Muốn độc lạ thì nhiều khi phải trả giá bằng một thứ gì đó khác. Mình cũng chưa có dịp thử mấy chất liệu khác biệt này nhưng nghĩ là gõ trên bàn phím như vầy cũng ngộ lắm đa. Đây là vài hình mình thấy trên mạng dùng case gỗ, case mica trong suốt, bê tông hay bọc da này.
2/ Mật độ chất liệu
Case có thể không chỉ được làm từ 100% một loại chất liệu nào đó mà có thể là pha trộn của 2-3 chất liệu khác nhau. Ví dụ case custom này của một anh trên Reddit, tuy có bề ngoài và bố cục cực nhỏ gọn nhưng được pha chế một lượng lớn đồng thau chung với chất liệu nền, nên nó cực kỳ cực kỳ nặng so với bàn phím chuẩn bình thường, cho hiệu quả giảm rung ở mức tối đa nhất và âm thanh phát ra trầm đáng kể. Mật độ và tỉ lệ mix các thành phần chất liệu sẽ ảnh hưởng tới chất âm và cảm giác gõ từ case.
3/ Khoảng cách từ PCB tới đáy của case
Về thiết kế thì nếu khoảng cách từ PCB đến đáy của case càng lớn & khoảng cách từ đáy bàn phím đến bề mặt bàn phím càng lớn thì âm thanh sẽ càng nghe rỗng hơn.
Gợi ý mua bàn phím hot swap có sẵn case chất lượng cao
Tương tự như làm việc với switch và các bộ ổn định stabilizers, việc chọn mua một bàn phím có case lý tưởng bằng chất liệu phù hợp cũng tốn khá nhiều công sức để tìm hiểu và chắt lọc. Trong hàng lô lốc các lựa chọn đó, thì để dễ bề chơi custom, mình muốn gợi ý em barebone này. Anh em xem nếu thích thì order gấp vì nghe nói đợt này là tới tháng 7 mới có hàng tiếp.
Bàn phím barebone hot swap Glorious GMMK Pro có khả năng tùy biến sâu và chi tiết đủ để thỏa mãn cơn nghiện của bất kỳ dân chơi phím custom nào. Cụ thể cấu tạo thành phần của Pro RGB gồm (từ trên xuống dưới):
- Mạch 5 pin hot-swap PCB: hỗ trợ tốt cho các dạng switch Plate-mouted và PCB-mounted, tương thích với stab kiểu Clip-In vả cả Screw-In.
- Plate kiểu gasket-mount: khử các rung động và tạp âm một cách tự nhiên.
- Case: gắn sẵn làm từ nhôm CNC, được gia công, khắc độc quyền.
- Glorious Core: hỗ trợ tùy chỉnh mạnh mẽ với phần mềm từ Glorious.
- RGB: tích hợp sẵn, 16.8 triệu màu từng phím, có thể điều chỉnh sâu qua phần mềm
- GOAT Stabilizers: được lube sẵn mượt mà.
Kích cỡ cho bản barebone Pro RGB này là cỡ TKL 75% không có cụm phím số bên phải.
Và hiện có hai tone màu case: Black Slate hoặc White Ice. Và dùng hoạt động qua kết nối USB-C.
Sáu phần linh kiện này tích hợp sẵn trong bản Barebone Pro RGB của chiếc bàn phím Glorious GMMK custom-build-hot-swap này. Riêng phần switch có thể dễ dàng gắn hầu hết mọi loại switch cơ chuẩn trên thị trường như Cherry, Kailh, Gateron và cả Glorious Panda cho cảm giác gõ khá khác lạ và thú vị, tất nhiên không cần hàn và rã hàn khi thay hoặc gắn switch.
Thành phẩm của mấy anh nước ngoài sau màn custom trình độ với GMMK Pro RGB đây, trông đã mắt dã man
Chúc anh em có những màn độ phím thật vui tại gia mùa dịch nhé.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%