Top 8 quan điểm sai lầm thường gặp về bàn phím cơ

Có thể bạn sắp chuyển sang dùng hoặc đã dùng bàn phím cơ được một thời gian, nhưng một số quan niệm cũ do ảnh hưởng từ người dùng khác truyền đạt mang đến cho bạn vài suy nghĩ chưa đúng về bàn phím cơ. Cùng phongcachxanh nhìn lại top 8 quan điểm sai lầm thường gặp về bàn phím cơ sau nhé.

Sai lầm #1 – Bàn phím cơ lúc nào cũng to nặng, cồng kềnh hơn bàn phím thường

Bàn phím cơ vẫn có thể nhỏ gọn, thon thả thế này

Điều này có trường hợp đúng, có trường hợp không đúng

Dưới các keycap của bàn phím cơ là một switch cơ học với thiết kế bên trong cũng khá phức tạp. ngoài ra còn có plate, bảng mạch PCB, stab các thứ. Tổng hợp lại cả kích cỡ và trọng lượng của bàn phím cơ đúng là luôn có xu hướng cồng kềnh hơn các bàn phím thường cùng cỡ.

Tuy nhiên bàn phím cơ ngày nay lại có rất nhiều lựa chọn. Ngoài fullsize còn có các cỡ tenkeyless, compact 60%, cả các mẫu custom 40% cũng có. Điều ngày nghĩa là muốn nhỏ có nhỏ, muốn to có  to, trọng lượng cũng vì thế mà thay đổi. Bạn hoàn toàn có thể chọn được mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ và độ nặng theo đúng ý mình.

Sai lầm #2 – Bàn phím cơ càng ồn càng tốt

Ồn nhất chưa chắc đã là tốt nhất

Không thể cho rằng bàn phím cơ phát ra tiếng ồn nhiều là bàn phím cơ tốt. Thực chất tiếng ồn và âm thanh khi gõ của bàn phím cơ được quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là từ loại switch đang dùng, sau đó là keycap, case, plate, stab… Tổng hợp các yếu tố này lại mới tạo ra âm thanh gõ đặc trưng của từng con phím.

Không thiếu các trường hợp dùng switch linear hoặc silent, Topre… cho âm thanh phát ra nhỏ nhẽ, thậm chí gần như không có nhưng vẫn là các bàn phím tốt trong thể loại của nó.

Xem thêm >> Red switch là gì? Lợi ích khi dùng bàn phím cơ red switch

Sai lầm #3 – Chỉ có Cherry MX switch là tốt

Điều này không sai nhưng chưa đủ.

Đúng là vì switch Cherry MX do chính Cherry làm ra, là loại switch cơ học cổ điển lâu đời nhất, được làm ra với quy trình sản xuất chất lượng cao, QA tốt, vật liệu tốt và được đảm bảo độ đồng đều cao nhất. Các hãng switch khác ra sau Cherry và tất cả đều bắt nguồn là bản sao clone của Cherry MX, dần dần mới tự tìm thấy điểm khác biệt riêng cho mình. Nên về lý thuyết, Cherry MX luôn là chuẩn mực tốt nhất khi nói với switch cơ học trên bàn phím cơ.

Tuy nhiên, Cherry MX chưa hẳn là tốt nhất, phù hợp nhất với mọi người dùng. Nguyên nhân chính là vì switch nào tốt liên quan đến trải nghiệm và sở thích gõ của riêng từng người. Như clicky switch, có người cho rằng Cherry MX Blue tốt nhất, nhưng cũng có người cho rằng Kailh Blue cho âm thanh và cảm giác gõ đã hơn.

Sai lầm #4 – Chơi game là phải dùng bàn phím cơ có đèn

Bàn phím cơ có đèn LED RGB trở nên phổ biến hơn trong giới game thủ vì cảm hứng cool ngầu và sự chất chơi mà nó mang lại cho người dùng. Thêm đó bản thân các setting đèn khác nhau cũng mang lại một vài lợi thế nho nhỏ trong khi quá trình chơi. Nhưng nếu bạn dùng bàn phím cơ đủ lâu, đủ để nhận ra Cảm giác gõ mới chính là giá trị cốt lõi của một chiếc bàn phím, dù là để chơi game hay làm việc, thì khi đó có đèn không còn là yếu tố quan trọng nữa.

Bằng chứng là ngày càng có nhiều game thủ chuyên nghiệp lẫn không chuyên lựa chọn các dòng bàn phím cơ cổ điển không đèn cho nhu cầu chơi game của mình. Các bàn phím cổ điển này được cho là có chất lượng gõ tốt hơn, giúp tập trung cao độ hơn đồng thời có thể đa năng chơi game, làm việc đều tốt.

Xem thêm >> Blue switch là gì? Bàn phím cơ blue switch có tốt không?

Sai lầm #5 – Bàn phím cơ không dây bị chậm hơn bàn phím có dây

Đúng là so với bàn phím cơ có dây, bàn phím cơ không dây với kết nối tiết kiệm năng lượng Bluetooth luôn tồn tại một độ trễ nhất định. Tuy nhiên hiện tại độ trễ này trên các dòng bàn phím cơ không dây, nếu bạn dùng nó để làm việc văn phòng, gõ máy hoặc chơi game giải trí thì hoàn toàn không nhận ra, không ảnh hưởng gì tới tốc độ nhận diện ký tự.

Mọi chuyện chỉ khác nếu bạn là danh thủ eSport hoặc đang chơi chuyên nghiệp thì mới cảm nhận được sự khác biệt vè mặt tốc độ.

Sai lầm #6: Khi chơi custom, dùng toàn phụ kiện đắt tiền sẽ tạo nên một bàn phím tốt nhất

Mọi thứ đều có giá của nó. Phụ kiện tốt dĩ nhiên tạo nên thành phẩm tốt, tuy nhiên phù hợp hoàn hảo thì đôi khi lại không phải. Một bàn phím được custom lại từ các món chi tiết nhỏ, có giá thành cao nhưng không có được sự đồng điệu từ thẩm mỹ, tới cảm giác gõ thì cũng không thể gọi là bàn phím tốt trọn vẹn.

Hơn nữa, thành phẩm của quá trình custom đạt tới trình thế nào còn phụ thuộc vào tay nghề, độ lành nghề của người custom. Nếu bạn làm tốt mọi công đoạn, có phụ kiện tốt cùng với sự kết hợp sáng tạo, phù hợp, như vậy mới đủ làm nên một bàn phím tốt như ý.

Sai lầm #7 – Phím cao bấm mới đã, nghe mới sang

Với quan điểm này, chuyện đôi khi lại xảy ra ngược lại.

Phím cao đồng nghĩa với profile keycap cao (SA là ví dụ điển hình). Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ cần dùng lực bấm nhiều hơn, quãng đường bấm phím dài hơn và tốn nhiều công hơn để tạo nên một ký tự. Dẫn đến nếu không quen, có thể sẽ cảm thấy mỏi tay hơn, cổ tay phải vận động nhiều hơn cũng gây mệt mỏi khi gõ lâu gõ nhiều.

Việc chọn profile nào, vừa, cao hay thấp cũng còn tùy vào đặc tính công việc và sở thích riêng. Nếu bạn chơi game và muốn setup một góc gaming cực cool ngầu cá tính, thì có thể profile cao như SA sẽ tăng độ sang chảnh cho bàn chơi game. Gõ nhiều có mỏi hơn nhưng nếu chơi các loại game không đòi hỏi nhập gõ quá nhiều mà chủ yếu thao tác chuột thì cũng không vấn đề gì. Trường hợp bạn là nhân viên văn phòng, mới chuyển từ bàn phím laptop sang bàn phím cơ thì một bộ phím cao có thể khiến bạn ngỡ ngàng, tốn nhiều thời gian làm quen và cũng dễ mỏi hơn là dùng một bàn phím có profile trung bình, profile truyền thống (như Cherry, OEM profile) hoặc các dạng low profile.

Sai lầm #8 – Bàn phím cơ công thái học với thiết kế chia đôi mới là trào lưu

Trào lưu hay không vẫn phải đợi thời gian trả lời. Các bàn phím cơ công thái học có thiết kế kỳ lạ kiểu chia đôi, nhô cao hoặc hình dáng khác thường khác vốn được tạo ra để gõ thoải mái, khỏe khoắn hơn trong thời gian dài nhờ phân bổ lại bố cục theo cách thức mới, gần gũi hơn với mọi bàn tay. Nếu có điều kiện và có thời gian làm quen, bạn cũng nên dùng thử một chiếc xem thế nào.

Tuy nhiên các bàn phím cơ công thái học dạng này cũng có khá nhiều điểm hạn chế: không chơi custom được, kích cỡ cồng kềnh thường chỉ hợp để bàn cố định, tốn thời gian học tập làm quen và chi phí đắt hơn bàn phím cổ điển thông thường. Cho nên nếu muốn tìm kiếm cảm giác gõ trọn vẹn, nhưng vẫn có tính linh hoạt, di động và chơi custom dễ, một chiếc bàn phím cơ cổ điển xem ra vẫn là lựa chọn tốt hơn.

Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%