Sau thời gian chờ đợi và náo loạn với hàng loạt những thông tin mới dồn dập từ mảng card đồ họa gaming thì hôm qua, AMD cuối cùng đã xác nhận với dân tình rằng hãng sẽ cho ra mắt CPU Ryzen 4000 thế hệ tiếp theo dựa vào kiến trúc Zen 3 và dòng card đồ họa thế hệ mới Radeon RX 6000 dựa trên kiến trúc RDNA 2, đồng loạt đều hạ cánh trong tháng 10 này.
CPU Ryzen 4000 ‘Vermeer Zen 3’ thế hệ tiếp theo vào ngày 8 tháng 10, còn GPU Radeon RX 6000 ‘RDNA 2’ sẽ vào 28 tháng 10
Theo công bố chính thức này thì AMD sẽ giới thiệu CPU Và GPU thế hệ tiếp theo cho phân khúc máy tính để bàn. Các thông báo này được gửi đến người dùng thông qua một loạt các tweet ngày hôm qua. Nói ngắn gọn thì có hai cột mốc chính được ghi nhận: CPU Ryzen 4000 ‘Vermeer Zen 3’ thế hệ tiếp theo vào ngày 8 tháng 10 và GPU Radeon RX 6000 ‘RDNA 2’ sẽ vào 28 tháng 10.
AMD #RDNA2 architecture and Radeon RX 6000 Series graphics cards will bring the best of Radeon to gamers worldwide. Learn more October 28. pic.twitter.com/CZJRxTBe6m
— Radeon RX (@Radeon) September 9, 2020
Trên đoạn tweet, video nói về Radeon RX 6000 series dường như không có nhiều thông tin cho lắm, nhưng lại có rất nhiều thông báo cụ thể cho CPU máy tính để bàn Ryzen Zen 3. AMD có lẽ đã cùng lúc xem xét lại khuôn tripple chiplet trên bộ xử lý Zen 3 của mình và sẽ đi kèm với 02 CCD và mỗi CCD sẽ có tối đa 8 nhân 16 luồng và một khuôn I/O.
Một lần nữa chúng ta sẽ được chứng kiến siêu phẩm 16 nhân 32 luồng tối đa trên CPU máy tính để bàn nhưng với tốc độ xung nhịp nhanh hơn và kiến trúc nâng cao hoàn toàn mới dựa trên nút xử lý 7nm.
With the next wave of AMD Ryzen processors and the all-new Zen 3 architecture, @AMD is taking its PC gaming and content creation leadership to new heights. Learn more October 8. pic.twitter.com/PAvA5m3FGo
— AMD Ryzen (@AMDRyzen) September 9, 2020
CHI TIẾT VỀ CPU AMD RYZEN 4000 ‘VERMEER’ DESKTOP
AMD Ryzen 4000 ‘Vermeer’ Desktop CPUs theo cấu trúc Zen 3 này sẽ thừa hưởng nhiều công nghệ mới tiên tiến
Tin cho biết, AMD hiện đang làm việc với một SKU 10 nhân dựa trên cấu trúc Zen 3 của dòng Ryzen 4000. Đây quả là một bước đi thú vị của AMD vì rõ ràng SKU 10 nhân này sẽ được dùng làm vũ khí chiến đấu trực diện với CPU 10 nhân của Intel đang làm mưa làm gió (Core i9-10900K). AMD chắc chắn đã đủ tự tin để cho dòng Zen 3 chiến đấu với Comet Lake hàng đầu của Intel.
Dù Intel có CPU 10 nhân trong kiến trúc 14nm nhưng có vẻ là dòng sản phẩm thế hệ 11 của họ không có bất kỳ con 10 nhân nào cả. Thay vào đó Intel đã giới hạn sku cao nhất chỉ có 8 nhân. Dựa trên những gì đã được biết thì dòng CPU Rocket Lake-S sẽ có kiến trúc mới nhưng cũng không có số nhân cao hơn. Trong khi đó AMD với dòng CPU chip Zen 3 sẽ có nhiều tùy chọn lên tới 16 nhân và 32 luồng. Intel thì chắc phải chờ đến Alder Lake dự định ra mắt vào nửa cuối 2021 mới có được số nhân nhiều hơn trong một dạng thiết kế lai.
Vài thông tin thú vị khác đến từ twitter công nghệ nổi tiếng này: sẽ có thêm 2 tính năng nổi trội trên dòng Chip Zen 3 này.
- Một là “Curve Optimizer” – trình tối ưu hóa đường cong: cho phép người dùng định cấu hình tần số tăng của bộ vi xử lý Ryzen, và đồng thời cũng có thể tùy chỉnh tần số của từng nhân riêng lẻ mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Nhiều người đang rất hào hứng để xem tận mắt thiết kế này sẽ xử lý thế nào trong tình huống ép xung với một bo mạch chủ mới.
- Hai là tính năng Infinity Fabric dividers. Công nghệ này sẽ giúp tần số IMC cao hơn một chút ở chế độ mix.
Cho tới giờ, dưới đây là tất cả những gì chúng ta biết về dòng CPU máy để bàn AMD’s Zen 3 Based Ryzen 4000 ‘Vermeer’
Kiến trúc Zen 3 được coi là kiến trúc CPU tuyệt vời nhất từ trước đến nay của AMD. Con chip này đã được cải tiến hoàn toàn và tập trung vào 3 điểm nổi trội chính:
- IPC tăng đáng kể so với các zen trước đó
- Xung nhịp cao hơn nhiều
- Và cho hiệu quả vận hành cao hơn
Đó là theo thông tin xác nhận từ hãng. Một số tin đồn bên lề còn chỉ đích danh là IPC tăng 17% và hiệu năng floating-point của Zen 3 thậm chí tăng tới hơn 50% và có cả bộ nhớ được thiết kế lại cũng tăng đáng kể. Thông tin về bộ nhớ đã được xác nhận trong phần trình bày EPYC, cụ thể là Zen 3 sẽ có thiết kế bộ nhớ đệm thống nhất giúp tăng gấp đôi bộ nhớ đệm mà mỗi nhân Zen 3 có thể truy cập được so với Zen 2.
Dòng CPU này cũng được cho là có thể đạt xung nhịp trong khoảng 200-300 MHz, gúp đưa bộ vi xử lý Zen 3 của Ryzen tiến gần hơn với các dòng Intel core i10. Tất cả những thay đổi vừa kể trên Zen 3 sẽ giúp CPU này có hiệu suất nhanh hơn nhiều so với dòng Ryzen 3000 hiện tại.
Một điều quan trọng cần phải lưu ý là: trên dòng CPU Vermeer Zen 3 này anh em sẽ thấy xuất hiện lại kiến trúc chiplet hỗ trợ bởi socket AM4. Socket này sẽ tồn tại đến năm 2020. Nên khả năng cao là Ryzen 4000 sẽ là dòng CPU cuối cùng dùng socket loại này. AMD cũng đã công bố tin các dòng sản phẩm tiếp theo trong tương lai sẽ dùng socket AM5 hiện đại hơn. Chipset X670 của AMD cũng được dự đoán là sẽ ra mắt trong cuối năm nay, có hỗ trợ PCIe Gen 4.0 nâng cao và tăng I/O với nhiều cổng M.2, SATA, và USB 3.2 hơn. Điều này sẽ rất tiện lợi cho người dùng.
Song song với các tin tức này, AMD cũng đã chính thức xác nhận CPU máy tính để bàn 4000 Zen 3 này sẽ chỉ dùng chipset 400 & 500-series còn 300 series sẽ bị loại bỏ.
AMD đã bỏ quá xa Intel với dòng CPU Ryzen 3000 Zen 2. Và sắp tới đây nếu mọi thứ đi đúng lộ trình, với Vermeer 4000 Zen 3, khoảng cách giữa hai đối thủ trong cuộc đua sẽ còn xa tắp hơn.
Lộ trình các dòng CPU của AMD (từ 2018 đến 2020)
Dòng Ryzen | Ryzen 1000 Series | Ryzen 2000 Series | Ryzen 3000 Series | Ryzen 4000 Series | Ryzen 5000 Series | Ryzen 6000 Series |
---|---|---|---|---|---|---|
Kiến trúc | Zen (1) | Zen (1) / Zen+ | Zen (2) / Zen+ | Zen (3) / Zen 2 | Zen (3)+ / Zen 3? | Zen (4) / Zen 3? |
Nút xử lý | 14nm | 14nm / 12nm | 7nm | 7nm+ / 7nm | 7nm+ / 7nm | 5nm / 7nm+ |
Server | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Rome’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Genoa’ |
Số nhân tối đa trên luồng | 32/64 | 32/64 | 64/128 | 64/128 | TBD | TBD |
Máy để bàn cao cấp | Ryzen Threadripper 1000 Series (White Haven) | Ryzen Threadripper 2000 Series (Coflax) | Ryzen Threadripper 3000 Series (Castle Peak) | Ryzen Threadripper 4000 Series (Genesis Peak) | Ryzen Threadripper 5000 Series | Ryzen Threadripper 6000 Series |
Số Nhân HEDT/ luồng | 16/32 | 32/64 | 64/128 | 64/128? | TBD | TBD |
Máy để bàn bình thường | Ryzen 1000 Series (Summit Ridge) | Ryzen 2000 Series (Pinnacle Ridge) | Ryzen 3000 Series (Matisse) | Ryzen 4000 Series (Vermeer) | Ryzen 5000 Series (Warhol) | Ryzen 6000 Series (Raphael) |
Số nhân Mainstream tối đa / luồng | 8/16 | 8/16 | 16/32 | 16/32 | TBD | TBD |
APU ngân sách | N/A | Ryzen 2000 Series (Raven Ridge) | Ryzen 3000 Series (Picasso Zen+) | Ryzen 4000 Series (Renoir Zen 2) | Ryzen 5000 Series (Cezanne Zen 3) | Ryzen 5000 Series (Rembrandt Zen 3) |
Năm phát hành | 2017 | 2018 | 2019 | 2020/2021 | 2020/2021 | 2022 |
CHI TIẾT VỀ GPU RDNA 2 DÙNG TRÊN DÒNG CARD AMD RADEON RX NAVI 2X DESKTOP
Dòng card đồ họa Radeon RX Navi 2x dựa trên kiến trúc RDNA2 dự là sẽ phá đi trật tự đang có trong các dòng card đồ họa dành cho game 4K. Có thể đây là một nhận định khá chủ quan và táo bạo từ AMD nhưng tổng hợp các dự đoán và tin đồn xung quanh dòng card này cho thấy mọi thứ xảy ra cũng khá là hợp lý và biết đâu được?
AMD còn tiết lộ thêm rằng GPU RDNA2 của họ sẽ mang đến một bước nhảy lớn về hiệu suất so với GPU RDNA thế hệ đầu tiên. Bản thân RDNA đời đầu đã đạt mức tăng 50% so với GPU GCN về hiệu suất/ watt. Thì tương tự, giờ RDNA2 sẽ có thể có hiệu suất/watt cao hơn 50% so với RDNA thế hệ thứ nhất.
Cũng theo lộ trình được công bố bởi AMD, GPU RDNA2 sẽ có 3 tính năng mới, chính là phần cải tiến của kiến trúc mới.
1/ Đầu tiên, và quan trọng nhất, là hiệu suất trên watt tăng nhiều (50% vs Zen 1) nhờ vào: AMD đã chuyển từ TSMC’s 7nm sang nút quy trình 7nm advanced. Bản thân nút quy trình mới này sẽ giúp tăng hiệu suất bóng bán dẫn trên các GPU mới nhưng lại giảm kích thước tổng thể. Do đó cho phép nhồi nhét nhiều hiệu suất hơn trong một package gọn gàng hơn.
Chính thay đổi quan trọng này đã giúp tăng hiệu suất trên watt lên tới 50% so với Zen 1, bao gồm: kiến trúc vi mô được thiết kế lại với nhiều cải tiến hiệu suất trên mỗi xung nhịp (IPC), kết hợp cải tiến logic giúp giảm độ phức tạp của thiết kế và công suất chuyển đổi, và tối ưu hóa phần vật lý như tốc độ xung nhịp.
2& 3/ GPU RDNA 2 cũng sẽ có chức năng VRS (Variable Rate Shading) và Ray-tracing tăng tốc phần cứng. Ở mặt trận này có thể nói AMD đang bám theo rất sát sao dòng GeForce vừa ra mắt của Nvidia.
Và gần đây nhất, AMD cũng đã công bố bản demo của RDNA 2 trên Microsoft’s DXR 1.1 (DirectX 12 API Ultimate) trong nội bộ công ty. Trong đó sử dụng tới tính năng 2 & 3: VRS (Variable Rate Shading) và Ray-tracing tăng tốc phần cứng. Khác với Nvidia, AMD đã tiếp cận chức năng Ray-tracing theo cách rất riêng: phát triển đơn giản và áp dụng nhanh chóng thông qua các gaming consoles.
Một số tính năng đang được mong đợi từ GPU RDNA thế hệ thứ hai gồm:
- Nút quy trình 7nm sẽ có hiệu năng tối ưu hóa
- Có nhiều tùy chọn cho các cấp độ máy tính để bàn khác nhau
- Hỗ trợ ray-tracing phần cứng
- Là sự pha trộn của các card đồ họa GDDR6
- Tiết kiệm điện hơn GPU Navi thế hệ đầu tiên
Lisa Su, CEO của AMD đã tuyên bố: dòng card đồ họa Radeon RX cao cấp và dòng card 7nm RDNA refresh cùng dựa trên RDNA 2 và đều sẽ ra mắt trong năm nay (2020). Dòng Navi 2x này sẽ mở rộng từ trên xuống dưới, và đúng như tên gọi, sẽ mang lại hiệu suất gấp đôi so với các card đồ họa RX thế hệ đầu tiên.
CFO của AMD, David Kumar cũng đã bổ sung làm rõ thêm về dòng card Radeon RX dựa trên kiến trúc RDNA 2 cho nền tảng PC: máy tính để bàn sẽ là thiết bị công nghệ đầu tiên có cơ hội trải nghiệm những cải tiến vượt bậc từ dòng card đồ họa Big Navi (Halo) dựa trên kiến trúc hoàn toàn mới này.
Với tất cả những công bố này, mọi người đang rất trông chờ vào AMD’s Big Navi (RDNA 2) GPU. Có thể nói nửa cuối 2020 này thật sự sẽ là khoảng thời gian sôi động nhất sau đợt đóng băng vì đại dịch vừa rồi.
Tháng 09 chào sân với sự kiện ra mắt dòng card GeForce RTX 30 Series của Nvidia với hàng loạt thông số từ “khủng” tới siêu khủng. Tiếp tục sẽ còn nhiều nữa với hàng loạt các card biến thể từ GeForce dự là sẽ có bộ nhớ siêu cấp vô địch. Phía kia chiến tuyến, AMD cũng đang vận động không ngừng với loạt siêu phẩm card đồ họa thế hệ mới Radeon RX 6000 Series ‘Big Navi’ dùng kiến trúc RDNA 2 với nhiều cải tiến và hiệu suất cao ngất ngưỡng.
Dù là người đang đứng ngoài hay hòa mình vào cuộc chơi, thì đây vẫn là thời điểm nóng bỏng với hàng loạt cuộc đổ bộ của các chiến binh thứ dữ trong thị trường card đồ họa gaming. Cùng đón chờ xem những tin tức cập nhật nhất từ phongcachxanhnews nhé.