Đầu tháng 12 có quá nhiều tin tức về card màn hình từ các hãng. Đi kèm không thiếu tin về các dòng CPU thế hệ mới. Cùng newsphongcachxanh theo dõi tuần vừa qua có gì hot nhé.
Tin #1: card màn hình rời đầu tiên của Intel: Arc Alchemist A380 sẽ là đối thủ của Nvidia GTX 1650 SUPER
Một leaker công nghệ nổi tiếng TUM_APISAKTUM_APISAK mới đây đã đăng một đoạn tweet tiết lộ tin về dòng card rời đầu tiên của Intel GPU Alchemist. Theo đó tên của series card là A380, và có tốc độ đạt 2.45 GHz, bộ nhớ 6GB và xử lý được khung hình 1650 fps.
Nếu so sánh với các dòng card màn hình hiện đang có trên thị trường thì khả năng này của A380 tương đương với Nvidia GeForce GTX 1650 SUPER. A380 được xây dựng trên GPU Alchemist (Xe-HPG DG2), có 128 Execution Units (hoặc 1024 ALUs) phân bổ trong 8 nhân Xe. GPU này của Intel được làm trên tiến trình 6nm của TSMC, cho xung nhịp lên tới 2.45 GHz, xấp xỉ GPU Navi 22 và Navi 23 của AMD. Ngoài ra, A380 còn được hỗ trợ 6 GB VRAM GDDR6 với băng thông tổng lên tới 192 GB/s.
Trong series card màn hình rời lần đầu ra mắt của Intel này, được biết GPU cao nhất (không phải A380) sẽ có tới 512 Execution Units (hoặc 4096 ALUs) phân trong 32 nhân Xe.
Theo lịch ra mắt mà Intel chính thức công bố thì thời gian ra mắt của dòng card màn hình minh chứng đầu tiên cho sự lấn sân hoành tráng của Intel vào thị trường này cũng sắp tới. Từ đây tới đó, có thể driver còn được hoàn thiện hơn nữa, nên dự là tốc độ và hiệu sua613t sẽ còn tăng.
Thông tin bên lề còn cho biết GPU Intel Arc Alchemist được hỗ trợ Ray tracing và XeSS. Nếu điều này đúng thì rõ ràng là GPU Intel mới sẽ có lợi thế hơn hẳn so với các dòng card màn hình Nvidia tầm trung và cận cao cấp hiện tại.
Tin #2: CPU Intel thế hệ 12 gây lỗi lầm DRM với hơn 90 tựa game nhưng nay tin vui là chỉ còn 3 tựa game vướng lỗi
Cả tháng 11 vừa qua các diễn đàn game nóng sốt với hàng loạt các comments thông báo về việc có rất nhiều tựa game lỗi DRM với CPU Intel thế hệ 12. Ngay lập tức, Intel đã đưa ra rất nhiều cách giải quyết và một trong số đó là trực tiếp làm việc với Denuvo. Nỗ lực này đã nhanh chóng có hiệu qua khi hàng loạt lỗi không tương thích với phần mềm chống crack DRM nay đã không còn nữa trên đa số các tựa game được báo cáo.
Lỗi DRM xuất hiệt được cho là do: các tựa game có hỗ trợ phần mềm chống crack DRM đột nhiên ghi nhận 2 cụm nhân (mà ai cũng biết là từ thiết kế lai của CPU thế hệ 12) là đến từ hai hệ thống PC độc lập khác nhau. Nên đã tự động cho thoát game.
Cụ thể danh sách lỗi DRM lúc đầu là khoảng 90 game, nhưng giờ chỉ còn 3 game, là Assassin’s Creed: Valhalla, Fernbus Simulator và Madden 22.
Với người dùng tin dùng CPU thế hệ 12 này của Intel thì đây vừa là một tin tốt, vừa là một minh chứng cho sự cam kết nặng ký của hãng với dòng CPU mới này của mình. Cho tới nay vẫn chưa có ghi nhận nào mới về các tựa game khác nằm ngoài danh sách 90 game mắc lỗi này. Mọi chuyện có vẻ đã êm đẹp và cập nhật mới nhất của DRM đã có hiệu quả sau lần phối hợp cùng Intel.
Tin #3: Hậu quả bên lề từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, nhưng nay Nvidia, HP, Zotac đang đề nghị card màn hình được miễn thuế tại Trung Quốc
Hàng rào thuế quan là một phần quan trọng trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Phần trăm thuế tùy theo mặt hàng đã luôn làm tăng giá tất cả các sản phẩm được nhập vào Mỹ từ Trung Quốc. Trong đó ảnh hưởng nhiều nhất chắc phải kể tới các sản phẩm điện tử.
Dướng chính quyền Biden, mọi thứ hình như đang có thay đổi. Văn Phòng đại diện Thương Mại Hoa Kỳ USTR đang cân nhắc việc miễn trừ thuế cho một số sản phẩm nhập từ Trung Quốc. Nhân cơ hội này, “liên minh” Nvidia, HP và Zotac đã đồng loạt đưa lên yêu cầu miễn thuế cho sản phẩm card màn hình. Lý do cũng không có gì khó hiểu: Trung Quốc là nơi đang có nhiều nhà cung cấp nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất bán dẫn. Và hầu như rất khó để thay đổi được điều này.
Cũng có một cơ hội khác để chuyển toàn bộ sản lượng thô từ Trung Quốc sang Đài Loan. Nhưng quá trình vận chuyển, hậu cần lại sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Công việc chuyển đổi cồng kềnh cũng sẽ tốn rất nhiều kinh phí, trong khi thị trường card màn hình với việc khan hiếm chip và bóng bán dẫn hiện tại, sẽ không cho phép thực hiện đều này. Chưa kể giá nhân công ở Đài Loan làm sao có thể rẻ hơn Trung Quốc.
Nếu chi phí nhập khẩu giảm thì đó sẽ là phương thức giảm chi phí hiệu quả nhất cho card màn hình. Hiện tại USTR vẫn chưa cho kết luận cuối cùng, và mọi thứ vẫn đang được phân tích cụ thể để đưa ra quyết định cuối cùng.
Tin #4: Facebook đổi tên công ty thành Meta, VR headset Oculus mà chúng ta biết cũng sẽ không còn
Tháng 10 vừa qua, Facebook đã chính thức đổi tên công ty thành Meta là một sự kiện mang tính toàn cầu. Nhưng đó chưa phải là tất cả. Vì kéo theo sự thay đổi đó là hàng loạt những thay đổi cũng lớn lao không kém. Oculus headset là một ví dụ đình đám tiếp theo.
Oculus Quest là một phương tiện mà Facebook trước đây đã dùng để theo đuổi tương lai VR cua mình, và đương nhiên là một phần của Meta hiện tại. Nhưng từ nay, có vẻ Meta đã muốn làm một cuôc sàng lọc và đưa mọi thứ về vũ trụ Meta, đồng thời đơn giản hóa các thương hiệu bên dưới công ty.
Cụ thể, theo thông báo của đại diện Meta, từ năm 2022, VR headset Oculus Quest sẽ được đổi tên thành Meta Quest. Còn Oculus App sẽ chuyển thành Meta Quest App.
Để chuẩn bị cho sự thay đổi lớn đó, Meta đã bắt đầu tiến hành từ từ. Hiện nay khi truy cập vào oculus.com bạn sẽ thấy tên các thương hiệu đề đã có từ Meta trong đó. Nhưng vẫn có vài chi tiết vẫn còn dùng thiết kế logo cũ của Oculus Quest. Chưa biết mọi chuyện sẽ thế nào. Nhưng nhiều người vẫn đang lo ngại cho quyết định có vẻ vội vàng này của Meta. Vì hiện tại Oculus Quest vẫn đang là một sản phẩm VR mang lại lợi nhuận cao cho Meta, cho nên nếu việc thay bình giữ rượu này diễn ra không thuận lợi thì có khi cả thương hiệu Oculus đều sẽ bị ảnh hưởng.
Tin #5: CPU AMD Ryzen Renoir-X là phiên bàn làm mới của Ryzen 4000G và AMD có dự dùng chip này đấu với CPU Intel Alder Lake
Nguồn tin rò rỉ từ leaker momomo_us cho biết: AMD sẽ cho ra mắt một dòng chip mới: chip Ryzen 3 và Ryzen 5 có tên mã Renoir-X dành riêng cho thị trường phổ thông. Đây sẽ là con đường mới để AMD cạnh tranh với dòng CPU Alder Lake mới ra mắt của Intel.
Cũng có tin cho rằng Renoir-X thực chất là dòng CPU Ryzen 4000G được refresh lại nhưng không có đi kèm iGPU. Hiện tại chưa biết gì thêm về các chip mới này, nhưng nếu đây là sản phẩm refresh từ Ryzen 4000G thì nó cũng có thể dùng chip CPU Zen 2 xung nhịp cao. Và nếu không có iGPU thì có thể sẽ có thêm bộ nhớ hoặc thậm chí dùng để ép xung.
Cũng lâu lắm rồi mới thấy AMD có một màn nhá hàng trong thị trường phổ thông. Vì nhìn mãi thì trong phân khúc tầm 150 USD hiện cũng chỉ có 2 mẫu card màn hình là Ryzen 3 3100 và 3300X. Tin AMD quyết định làm mới và bổ sung phân khúc này cho thấy rõ ràng hãng đang có ý định muốn đấu với Intel CPU thế hệ mới vừa ra mắt. Đồng thời khi quay v ề thế hệ Zen 3 tầm trung như vầy có lẽ cũng giúp AMD đối diện với tình hình thiếu chip từ TSMC ở các tiến trình cao cấp khác.
Tin #6: Card màn hình RTX 2060 VRAM 12GB mới của Nvidia có số nhân hơn hẳn RTX 2060 bản 6 GB
Phân khúc gaming 1080p đang có vẻ ngày càng trở nên sôi động hơn từ khi Nvidia quyết định ra mắt card màn hình mới GeForce RTX 2060 12 GB. Tuy xét về tên gọi nó chỉ khác RTX 2060 bản 6 GB ở mặt dung lượng VRAM, nhưng thông số kỹ thuật chi tiết cho thấy một điểm là lạ, đang làm nức lòng người mua. Vì card màn hình RTX 2060 12 GB có tới 2176 nhân CUDA, hơn hẳn bản 6GB hiện đang chỉ có 1920 nhân, đồng thời tương đương với số nhân CUDA đang có trên RTX 2060 SUPER.
RTX 2060 12 GB theo công bố của đại diện Nvidia thì cũng sẽ không có Founders Edition, chỉ có các bản custom từ AIBs. Giá được đồn đại là sẽ thấp hơn RTX 3060 và có lẽ Nvidia sẽ dùng card màn hình tăng cường này để đối phó với AMD Radeon RX 6600.
RTX 2060 12 GB hiện đang thu được rất nhiều chú ý từ dư luận. Vì không chỉ đơn thuần là
một bảng nâng cấp có VRAM gấp đôi phiên bản hiện tại, nó còn sở hữu hàng loạt những thông số mạnh mẽ, như:
- RTX 2060 12 GB có thể sẽ dùng die TU104 (nên số nhân CUDA nhiều hơn hẳn). Vs RTX 2060 6 GB thì dùng die TU106.
- RTX 2060 12 GB có tốc độ truyền dữ liệu của VRAM là 14 Gbps, bằng với RTX 2060 SUPER. Nhưng RTX 2060 12 GB là 192-bit lại thua tốc độ của RTX 2060 SUPER là 256-bit.
- RTX 2060 12 GB có xung nhịp tăng cường là 1650 MHz .VS RTX 2060 6GB là 1680 MHz.
- Board Power của RTX 2060 12 GB là 185 W, cao hơn so với cả RTX 2060 6 GB (160 W) và RTX 2060 SUPER (175 W).
Tin #7: Lộ thông số đáng nể của CPU Intel Core i3-12100, dự vượt mặt AMD Ryzen 3 3300X
Là một trong số các con chip sáng chói của tháng 11, nằm trong series CPU thế hệ 12 Alder Lake mới của Intel, Core i3-12100 vừa lộ tiếp thông số kỹ thuật từ loạt bài đánh giá của trang XFastest.
Bảng số liệu đánh giá đã cho thấy, một lần nữa, XFastest xứng đáng với danh hiệu là con chip CPU mạnh nhất hiện nay.
Cũng là một CPU thuộc dòng Alder Lake cao cấp, nhưng chip Core i3-12100 lại không có thiết kế Kiến trúc lai, mà dùng toàn bộ là 4 nhân hiệu năng cao Golden Cove dựa trên công nghệ Hyper-Threading. Nó cũng có bộ nhớ đệm L3 12 MB, xung nhịp căn bản 3,3 GHz và còn có thể đặt tới 4,3 GHz ở một chế độ boost nào đó không rõ.
Chip Core i3-12100 đang được đề cập trong bài đánh giá của XFastest là bản engineering sample nên các thông tin chỉ số này có thể còn thay đổi trong tương lai.
Điểm qua bức tranh cạnh tranh một chút:
- Theo đánh giá của XFastest, thì Core i3-12100 cho mức PL1 60 W và PL2 là 77 W. Khá tương đương với Ryzen 3 3300X và Ryzen 3 3100 (65 W).
- Trước đó, theo đánh giá từ PCMark, Core i3-12100 đạt điểm hiệu suất cao hơn Ryzen 3 3300X tới 13%. Trong các tác vụ nén thì nhanh hơn 9,9%. nhưng qua tới khâu giải nén thì lại thấp hơn Ryzen 3 3300X 13.7%/.
- Còn số liệu từ Cinebench R23, Core i3-12100 đã cho hiệu năng đơn nhân cao hơn gần 30% so với Ryzen 3 3300X. Hiệu năng đa nhân vượt mặt Ryzen 3 3300X cũng xấp xỉ 26%.
- Khi qua tới benchmark PugetBench Premiere Pro, tác vụ export và playback thì Core i3-12100 vượt xa Ryzen 3 3300X với con số khoảng cách là 82% và 31%.
- Trở lại với XFastest, khi test trên các game, so sánh giữa Intel Core i3-12100, AMD Ryzen 3 3300X, Ryzen 3 3100 (cùng đều dùng với card màn hình Nvidia GeForce RTX 3060 Ti), chơi game Cyberpunk 2077 ở độ phân giải 1080p, ban đầu cả 3 CPU đều có hiệu năng tương đương nhau. Nhưng khi yêu cầu thêm các chức năng đặc biệt như Nvidia DLSS hoặc Ray tracing thì Core i3-12100 hơn hẳn 2 CPU còn lại (DLSS thì Core i3-12100 cao hơn Ryzen 3 3300X: 15,1%, bật thêm ray tracing thì tăng hơn tới 18,3%). Khi thử nghiệp với game khác, thì chỉ số và sự khác biệt có khác đi, nhưng kết luận chung vẫn là: có thêm nhiều tính năng chuyên game thì Core i3-12100 càng thể hiện rõ sức mạnh và sự đẳng cấp của mình so với hai CPU đối thủ.
Lời kết: Thị trường card màn hình xem ra ngày càng sôi động, mặc cho tình trạng thiếu chip vẫn diễn ra sôi động không kém. Hy vọng trong tương lai gần chúng ta sẽ nghe đuuợc nhiều tin vui hơn về tình trạng khan hiếm toàn cầu, để giá thành còn giảm xuống cho anh em nhà mình có cơ hội nâng cấp card màn hình chơi game.