Điểm tin công nghệ tuần 04 tháng 10/ 2021

Cuối tháng 10, bước sang đầu tháng 11, mọi tin tức có lẽ đổ dồn vào Intel với màn ra mắt hoành tráng Intel CPU thế hệ 12 Alder Lake và loạt thông tin về card màn hình rời thế hệ đầu cũng từ Intel. Bên cạnh đó là tin nóng từ mạng xã hội Facebook.

Tin #1: “Facebook” không đủ tầm, Mark quyết chơi lớn đổi tên công ty thành “Meta”

Theo tường thuật từ các trang tin công nghệ nổi tiếng, tại sự kiện Connect vừa tổ chức hôm tháng 10, CEO của Facebook là Mark Zuckerberg đã chính thức công bố Facebook sẽ đổi tên công ty thành Meta. Mark cho biết, cái tên “Facebook” dường như đã không còn phù hợp ở thời điểm này. Nên sắp tới công ty sẽ chính thức đổi tên thành ‘Meta’.

Meta (viết tắt của ‘metaverse’) sẽ bao gồm nhiều tầng nghĩa hơn và mở ra quy mô đúng với những gì công ty muốn hướng tới trong tương lai: không chỉ là mạng xã hội, mà còn là công nghệ kết nối, đặt con người vào trọng tâm trong mọi đường hướng phát triển, hướng tới một một tương lai ‘Vũ trụ số’ cho toàn nhân loại.

Một trong các lý do hậu trường mà nhiều người đang xôn xao bàn luận sau quyết định lớn này của Mark: Facebook là cái tên liên quan tới quá nhiều sản phẩm và dự án khác, dẫn tới nhiều rủi ro nhất là khi Facebook đang liên đới vào nhiều lùm xùm như dạo này anh em cũng đã thấy. Dẫn tới cả công ty bị ảnh hưởng. Có gì xảy ra một cái là cả tập đoàn lớn cùng hàng loạt connection rộng khắp thế giới mà công ty đã dày công xây dựng bao lâu sẽ đi toong. Nên bước đi này rõ là muốn tách bạch Facebook với các sản phẩm khác để rộng đường phát triển và an toàn hơn cho tất cả.

Sau khi đổi tên thì Mark vẫn là người sở hữu tài khoản Twitter @meta và trang web meta.com, cấu trúc doanh nghiệp cũng không đổi. Nhưng hệ thống báo cáo tài chính, hệ thống chứng khoán, kế hoạch xây dựng và mối quan hệ với các kế hoạch kinh doanh dài hạn khác của công ty thì sẽ có nhiều thay đổi lớn.

Facebook is changing its name to Meta, Zuckerberg announces : NPR

Ứng dụng mạng xã hội Facebook sẽ cùng với Instagram, WhatsApp và Oculus có cùng công ty mẹ. Đặc biệt toàn bộ các sản phẩm Oculus Quest sẽ thay đổi thành Meta Quest, Oculus App thì sẽ thành Meta quest App. Mọi thay đổi kể trên sẽ được công ty áp dụng vào đầu năm 2022.

Ngoài ra còn nhiều thay đổi lớn nữa về đường hướng hoạt động trong tương lai của Facebook. Mời anh em theo dõi tin tiếp theo.

Tin #2: Facebook sẽ đầu tư mạnh tay lên tới hàng chục tỷ đô để tạo ra Metaverse

Cũng trong sự kiện trên, đại diện Facebook cho hay công ty sẽ dành riêng ít nhất 10 tỷ USD năm 2021 để đầu tư cho Facebook Reality Labs – phòng ban vũ trụ số của Facebook. Tham vọng là sẽ tạo được hàng loạt các phần cứng, phần mềm và các nội dung AR và VR hấp dẫn phục vụ cho các nhu cầu của con người.

Mark nhấn mạnh kể từ thời điểm này Facebook sẽ hoàn toàn thay đổi tầm nhìn dài hạn với các dự án táo bạo hơn trong thế giới kỹ thuật số. Và để làm được điều này, mức độ đầu tư cũng phải mạnh tay hơn, bắt đầu từ lần rót vốn tiền tỉ này của năm 2021. Đồng thời bày tỏ định hướng tương lai của Facebook cũng như các mạng xã hội mà công ty đang nắm giữ sẽ lấy AR và VR làm cốt lõi.

Facebook name change to Meta and metaverse spark a backlash

Facebook Reality Labs hầu như được tách bạch ra khỏi khái niệm Facebook của hiện tại. Lý do chính thức và lý do đằng sau thì như tin trên mình có chia sẻ, hầu như ai cũng nhìn ra từ các bàn luận của các chuyên gia. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới quyết định lớn này của Facebook: ảnh hưởng dịch bệnh, quan điểm tiêu dùng toàn cầu, sự khan hiếm phần cứng từ hàng loạt các đối tác lớn trong ngành công nghệ. Và quan trọng nhất, Mark nhấn mạnh, chính là xu hướng tiếp cận và chia sẻ network giữa người và người sẽ không đơn thuần là trên máy tính, qua hình ảnh và video nữa, mà còn là một ‘thứ gì đó’ chân thật và mang tính hiện hữu hơn nhiều (AR và VR?).

Facebook Morphs Into Meta for Metaverse: Zuckerberg Explains

Song song với việc đổi tên Facebook thành “Meta” thì quyết định đầu tư bạo lần này đã một lần nữa khẳng định quyết tâm xây dựng một đế chế hùng mạnh mới của công ty. Chắc chắn thay đổi sẽ còn mang tới nhiều “sang chấn” khác nữa. một trong số đó phải kể tới thay đổi về đường hướng kinh doanh và cách mà Facebook chọn đối tượng khách hàng mục tiêu cho mình. Một phần nhỏ sẽ được hé lộ trong tin tức tiếp theo.

Tin #3: Meta sẽ đổi hướng kinh doanh mới, chấp nhận hy sinh lớp người dùng có tuổi

Đổi tên, đổi hướng kinh doanh, tách bạch một số thứ ra khỏi một số thứ khác, tập trung và AR, VR và còn gì nữa thì chỉ có thời gian mới biết.

Nhưng trước mắt, cùng với các đổi mới này, Facebook (sắp tới là Meta) đã quyết tâm tái định hướng các mạng xã hội của mình: tập trung hơn vào giới trẻ và sẵn sàng hy sinh người dùng có tuổi nếu cần. Nguyên nhân chính là vì các khảo sát đã cho thấy có một sự sụt giảm lớn trong lượng dùng Facebook ở người dùng trẻ.

Very... meta': Facebook rebrand is fodder for internet humor | The Times of IsraelVà thêm một lý do khác nữa đại diện Facebook đưa ra: hiện nay Facebook đang bị tình trạng “già hóa” vì mang trên mình lượng người dùng lớn tuổi khá cao. Số lượng người dùng này sẽ không có tiềm năng phát triển cả về số và chất trong tương lai. Chưa kể khi AR và VR vào cuộc thì người già sẽ còn bỡ ngỡ nhiều hơn nên có thể sẽ khó tiếp thu được nhiều thay đổi sắp tới của vũ trụ số.

Việc này như con gà – quả trứng. Vì chậm nên phải thay đổi, vì thay đổi nên sẽ càng chậm hơn. Trước mắt mạng xã hội được đưa ra “thanh lọc” đầu tiên chính là Instagram. Đại diện Mark Zuckerberg cho biết trong thời gian sắp tới, Instagram sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, tập trung tối đa cho tính năng video và liên tục tạo ra các nền tảng Reels khác nhau để thỏa mãn nhu cầu sáng tạo và khẳng định mình ngày càng cao của giới trẻ. Nhất là đối đầu kịch liệt với Tictok.

What's in a name? Meta Materials soars after Facebook name change - The Jerusalem Post

Còn riêng với Facebook, sự thay đổi sẽ khó khăn và chậm hơn do nền tảng đã đi quá sâu vào các thế hệ trước. Theo tông itn rò rỉ từ The Verge, thì trong vài năm nữa Facebook sẽ có thể đi theo hướng tăng mức độ dùng ở giới trẻ bằng các biện pháp cải thiện chất lượng các Groups, bổ sung công cụ tìm kiếm việc làm, giao tiếp với nhà tuyển dụng và tập trung vào các nội dung Feeds theo tâm trạng.

Lần thay đổi này có vẻ đầy quyết tâm và mang tính cách mạng với tất cả các sản phẩm đang có của  Facebook. Trong tương lai dự là sẽ còn nhiều thứ mới đưa vào cùng với nhiều thứ khác bị khai tử. Một vũ trụ mới sẽ mở ra và có thể sẽ mang tới nhiều trải nghiệm hào hứng cho giới trẻ. Chúng ta cùng chờ những tin tức tiếp theo về sự kiện quan trọng này nhé.

Tin #4: Chưa biết chất lượng thế nào nhưng trước mắt đã có tin giá RAM DDR5 sẽ mắc hơn DDR4 nhiều

Cụ thể các thanh RAM DDR5 có giá đắt hơn RAM DDR4 tới tận 60%. Nhưng xét về tính phổ biến cũng như độ khác biệt trong tốc độ, chất lượng giữa DDR4 vs DDR5 thì lại còn nhiều điều phải bàn.

So sánh RAM DDR5 vs DDR4: có gì khác biệt về hiệu suất và thông số kỹ thuật? - Phong Cách Xanh News

Thế hệ RAM PC hiện đại nhất bây giờ chính là DDR4 và chẳng mấy chốc chúng ta sẽ có DDR5. Nhưng sự khác nhau trên mọi mặt của hai thế hệ RAM này liệu có đáng để đánh đổi. mới đây từ một bài blog của MSI đã tiết lộ thông tin cho biết giá của RAM DDR5 sẽ khá cao so với RAM DDR4 của hiện tại. Đây là một con số bất ngờ. Vì qua các thời kỳ chuyển đổi, mức tăng giá cao nhất giữa thế hệ RAM mới và thế hệ RAM tiền nhiệm cũng chỉ ớ mức 40% là cùng. Còn ở đây, giá DDR5 sẽ cao hơn DDR4 tới những 60%.

Nguyên nhân được cho là vì DDR5 có thêm nhiều thành phần mới trong thanh RAM nên từ đầu vào, chi phí sản xuất đã tăng hơn nhiều, dẫn tới giá thành khi tới tay người dùng cao cũng là điều dễ hiểu.

Tuy RAM DDR5 vẫn chưa chính thức nhân rộng, thông số kỹ thuật và giá cũng còn nhiều nguồn tin chưa rõ. Tất cả những gì chúng ta biết cho tới thời điểm này là DDR5 sẽ cho:

  • Xung nhịp cao hơn hẳn so với DDR4 nhưng độ trễ cũng còn khá cao
  • Khả năng tối ưu có thể không bằng DDR4 ở cùng mức xung nhịp
  • Và giá thì lại cao chót vót

Chưa kể các bất cập trong vấn đề tương thích với các phần cứng hiện tại và khả năng khai thác hết hiệu suất trong mọi tác vụ. Giá cao cũng có thể lại là một thách thức nữa với nhà sản xuất trong việc đưa RAM DDR5 ra thị trường và phổ biến chúng tới mức có thể thay thế hoàn toàn DDR4. Chắc sẽ còn một thời gian rất lâu.

Tin #5: Sau bao ngày chờ đợi, sự kiện lịch sử đã đến: CPU Intel thế hệ 12 Alder Lake đã chính thức ra mắt

Cuối tháng 10 bùng nổ với loạt tin tức về CPU thế hệ 12 mới của Intel. CPU thế hệ 12 gồm 3 chip: Core i9-12900K, Core i7-12700K, Core i5-12700K. Trong đó chip đầu bảng Core i9-12900K được Intel công bố là Vi xử lý gaming tốt nhất thế giới.

Cả ba dòng chip này với minh chứng về hiệu năng cực khủng được nhiều chuyên gia nhận định sẽ mở ra một thời kỳ xử lý mới cho nhân loại. Nơi mà hiệu năng của các dòng CPU trước đây sẽ bị cho hít khói.

Nói về Core i9-12900K, chip dẫn đầu bảng trong 3 dòng chip thế hệ 12 này. Nó có tổng 16 nhân, 24 luồng. Gồm 8 nhân hiệu năng cao P-core và 8 nhân tiết kiệm điện E-core. Đạt tới xung nhịp 5,2 GHz và được hỗ trợ công nghệ Turbo Boost Max 3.0, cho hiệu năng tăng tới 19% so với chip thế hệ 11 theo tuyên bố của đại diện Intel.

Con chip thứ hai là Core i7-12700K. CPU này có 12 nhân 20 luồng, gồm 8 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện. Chip cuối cùng trong dòng thế hệ mới là Core i5-12700K chứa 10 nhân 16 luồng với 6 nhân hiệu năng cao và 4 nhân tiết kiệm điện.

Cả ba loại chip này đều có phiên bản standard và phiên bản KF bỏ iGPU UHD Graphics 770 để có mức giá thấp hơn. Tất cả các SKU đều có 20 làn PCIe, gồm 16 làn PCIe 5.0 và 4 làn PCIe 4.0, đều hỗ trợ RAM DDR5 với tốc độ lên tới 4800MT/s (DDR4 thì hỗ trợ đến 3200MT/s), và có dung lượng bộ nhớ đệm L3 và L2 lớn hơn.

Intel CPU 12

Tất nhiên với sức mạnh vượt trội như vậy thì yêu cầu mainboard đi cũng ở mức thượng đẳng. Cụ thể các CPU này cần đi với bo mạch chủ thế hệ mới 600 series. Chipset thế hệ mới cũng được công bố tại sự kiện lớn này. Chipset Z690 được thiết kế riêng cho CPU Alder Lake này dùng socket LGA1700 và hỗ trợ loạt tính năng mới WiFi 6E, USB 3.2 Gen 2×2.

Liên quan tới CPU thế hệ 12 thì có một phần không thể không nói tới chính là hệ điều hành Windows 11. Đây là sản phẩm hợp tác giữa Intel và Microsoft khi cùng nhau tạo ra phần mềm Thread Director sâu bên trong hệ điều hành. Mục đích chính là giúp phân bổ tác vụ trong các CPU thế hệ 12 hiệu quả nhất có thể, từ đó tối ưu hóa tất cả các lợi thế vốn có của CPU Alder Lake.

Một điểm đặc biệt khác khi nói về CPU thế hệ mới của Intel chính là thiết kế lai mang tính đột phá trong thiết kế chipset. CPU Alder Lake là dòng CPU máy tính để bàn đầu tiên dùng tiến trình Intel 7 (tương đương với 10nm Enhanced Superfin). Thiết kế lai ở đây có nghĩa là thay vì dồn hết sức mạnh cho các nhân hiệu năng cao (và tốn điện) vào chip vi xử lý thì CPU mới sẽ kết hợp một số nhân hiệu năng cao với một số nhân tiết kiệm điện. Kết quả các dòng CPU thế hệ 12 sẽ vừa có được hiệu suất cao ngất ngưỡng lại vừa tiết kiệm được tối đa điện năng tiêu thụ. Mà bớt một phần điện năng là bớt rất nhiều thứ mà trước giờ CPU cao cấp chưa làm được.

Nếu kế hoạch dùng thiết kế lai trên CPU của desktop thành công thì tiếp theo hiển nhiên Intel sẽ đẩy mạnh mô hình lần đầu tiên trong lịch sử này cho các chip mobile và chip ultra mobile của mình để phục vụ cho thị trường laptop và di động.

Tin #6: Sau ngày ra mắt, có thêm thông tin về Intel Core i9-12900K: xung nhịp khủng, kỷ lục trên mọi mặt trận

Chip đầu bảng trong ba dòng CPU thế hệ 12 mới ra mắt của Intel: CPU Intel Core i9-12900K đúng thật đã đạt được nhiều con số ấn tượng, thay đổi diện mạo của Intel và chính thức mở ra một thời ký hiệu năng CPU mới.

Cụ thể trong kết quả Geekbench 5, CPU Core i9-12900Kd đạt xung nhịp 6.8GHz với nhân Golden Cove hiệu suất cao và đạt mức 5.3 GHz với nhân Gracemont tiết kiệm điện. Đây là con số có được sau thử nghiệm ép xung của chuyên gia ép xung hàng đầu thế giới Allen Splave Golibersuch của Tom’s Hardware trên mainboard Z690 Aqua OC Edition của ASRock, đi chung với RAM Klevv DDR5-4800 ép xung lên DDR5-6200 C34, bộ tản nhiệt ép xung chuyên dụng Reaktor 2.0 LN2 của der8auer và bộ nguồn SuperNOVA 1600W của EVGA.

Sau khi ép xung thì kết quả như sau:

  • Intel Core i9-12900K đạt 2740 điểm hiệu năng đơn nhân và 26649 hiệu năng. Đây là hai con số chưa từng có trên các đo lường trước giờ của Geekbench 5.
  • So với thế hệ trước đây của chính Intel (Core i9-11900K) thì CPU đầu bảng thế hệ 12 này tăng hơn 19% đơn nhân và tăng 27% hiệu năng đa nhân.
  • Mạnh ấn tượng như vậy nhưng Intel Core i9-12900K chỉ đắt hơn 40 USD so với flagship thế hệ 11, lại còn rẻ hơn CPU 16 nhân khủng AMD Ryzen 9 5950X tới hơn 200 USD.

Tin #7: Vì sao Intel tự tin khẳng định chip đầu bảng Core i9-12900K là con chip chơi game mạnh nhất thế giới?

Đứng đầu danh sách trong 3 dòng chip Alder Lake thế hệ 12 của Intel chính là Core i9-12900K, được Intel liên tục khẳng định sẽ là chip chơi game mạnh nhất của thời đại. Chip này có 16 nhân, 24 luồng, gồm 8 nhân hiệu năng cao và 8 nhân tiết kiệm điện và xung nhịp Turbo lên đến 5,2 GHz.

Theo biểu đồ anh em vừa thấy thì so với gia phả dòng họ Intel, Core i9-12900K đã vượt mặt tất cả cả về hiệu năng chung, hiệu năng đa nhân, đơn nhân lẫn trên các chức năng cụ thể như edit hình ảnh, edit phim, 3D modeling và chạy render các thứ.

Còn so với đối thủ cạnh tranh AMD thì thế nào?

CPU Intel Core i9-12900K nếu mang so sánh với đối thủ trực tiếp là quái vật 16 nhân 32 luồng Ryzen 9 5950X của AMD (dựa trên kiến trúc Zen 3) thì sao, đây mới chính là điều mọi người thật sự quan tâm.

Theo thực nghiệm của Intel thì Core i9-12900K đã vượt mặt Ryzen 9 5950X khi chơi game độ phân giải 1080p chưa cần tới RAM DDR5.

 

Intel chip Core i9-12900K

Mọi người vẫn đang đợi thêm vài kết quả test nữa để xem thật sự Intel Core i9-12900K có phải là con chip dẫn đầu trong mặt trận gaming hay không. Đặc biệt là nếu cho test trên Windows 11 (tất nhiên là bản đã sửa đổi để đảm bảo hiệu năng bình thường của CPU AMD Ryzen). Và thêm một bài test nữa cũng đang được quan tâm là liệu hai con CPU này sẽ vận hành ra sao, hiệu năng thế nào trên các game chuẩn eSport chất lượng cao. Chúng ta cùng chờ tin tức từ Intel nhé.

Tin #8: Có thể tản nhiệt CPU thế hệ trước sẽ không tương thích với CPU thế hệ 12 vừa ra mắt, anh em trước khi nâng cấp cần chuẩn bị tâm lý

Với một CPU thì tính năng, hiệu suất, độ tốn điện là ba yếu tố lựa chọn quan trọng nhất. Yếu tố thứ tư tiếp theo phải kể tới chính là Tản nhiệt. CPU Alder Lake với thiết kế lai có rất nhiều ưu điểm về nhất là chip đầu bảng, có thể xem là có hiệu suất cao nhất hiện nay trên rất nhiều tác vụ phức tạp. Nhưng còn tản nhiệt thì sao?

Công bố thông số kỹ thuật và các hình ảnh trước đây đã thấy về CPU Alder Lake cho thấy dường như CPU thế hệ 12 này khó có thể tương thích được với các tản nhiệt đời cũ.

tản thế hệ 12

tản thế hệ 12

Như các bạn cũng đã biết, socket LGA1700 luôn có thêm các ngàm để tương thích với các socket tương lai. Nhưng trong trường hợp của CPU Intel thế hệ 12 Alder Lake thì không những yêu cầu cả các ngàm mới. Mà quan trọng là kích thước CPU cũng khác. Cụ thể socket LGA1700 (V0) trên các CPU mới này vừa có thiết kế bất đối xứng, con chip lại mỏng hơn CPU đời trước. cho nên nếu muốn cold plate tiếp xúc tốt với nắp IHS của CPU thì phải thay đổi lực ép để dàn đều keo tản nhiệt và phát huy tối đa hiệu quả tản nhiệt, nghĩa là kết cấu bên trong của tản nhiệt hiện tại không còn phù hợp nữa.

Điều này không có nghĩa là tất cả các tản nhiệt đang có trên thị trường đều không tương thích. Sự thật là vẫn có các loại tản nhiệt dùng cold plate kích thước lớn hơn bình thường nên có thể tương thích tốt với cả Ryzen và Threadripper và cả CPU Intel mới. Nhưng đây chỉ là thiểu số và đều là các dòng tản nhiệt siêu cao cấp đời mới. Còn lại đa phần tản nhiệt AIO cũ hơn có thiết kế cold plate hình tròn thì đều sẽ gặp vấn đề về lực ép. Cho nên trước khi nâng cấp CPU các bạn cần cân nhắc khi xem lại tản nhiệt đang dùng ở nhà.

Rất có thể để dùng được CPU Alder Lake và thực sự muốn thử nghiệm ép xung tới hạn, bạn sẽ phải đầu tư hẳn một bộ tản nhiệt mới và nhiều linh kiện khác nữa. Cho nên nếu đang chỉ dùng CPU cho các nhu cầu căn bản thì anh em nên chờ một thời gian nữa xem thử có thật sự đáng để đầu tư nâng cấp lên đời CPU hay không.

Tin #9: Tin cập nhật về card màn hình rời đời đầu của Intel: Alchemist

Năm 2021-2022 có lẽ là năm của Intel với hàng loạt các đột phá mới. Ngoài các dòng CPU thế hệ mới kể trên, thì Intel đã chính thức gia nhập cuộc đua Card màn hình rời. Với siêu phẩm đầu tiên có tên Alchemist. Và sau đây là một số thông tin mà bọn mình vừa thu thập được từ các trang công nghệ nổi tiếng về dòng card màn hình gây nhiều tò mò này.

Tại sự kiện InnovatiON trong tháng 10, đại diện Intel đã có kèm vài thông tin nhỏ nhưng đủ gây bão về card màn hình rời nhà làm GPU Arc Alchemist, cụ thể như sau:

  • Card màn hình GPU Arc Alchemist sẽ có 32 nhân Xe.
  • Mỗi nhân Xe gồm 16 engine Vector và 16 engine Matrix, tương đương với tổng là 512 execution unit.
  • Với các thông số này thì Arc Alchemist dường như sẽ có sức mạnh ngang bằng với RTX 3070.

Intel's Arc Alchemist GPU Performance Specs Are Impressive

intel alchemist 2022

Để chứng minh cho hiệu suất đáng nể này, đại diện Intel đã chạy XeSS trong game The Riftbreaker tại sự kiện. Tới nay vẫn chưa rõ tốc độ khung hình trong ví dụ là bao nhiêu nhưng độ sắc nét và chuyển động mượt mà của hình ảnh 4K thì có thể mường tượng được Arc Alchemist cũng rất gì và này nọ so với các card màn hình các dòng mới nhất từ cả Nvidia lẫn AMD.

Theo các thông tin tới giờ thì card màn hình Intel Arc Alchemist dự sẽ có ít nhất 2 phiên bản 512 EU và 384 EU, thiết kế trên tiến trình TSMC 6nm. Chưa kể việc có tin Intel đã úp mở tên của 5 dòng card màn hình nối tiếp sau Arc Alchemist. Rõ ràng đây là một câu chuyện dài. Và việc Intel lấn sân vào thị trường card màn hình rời không phải để cho có hương có hoa mà thật sự muốn ăn nên làm ra với mảng sản phẩm mới này.

Cùng chờ xem các tin tức mới nhất về Intel trong bản tin công nghệ tuần đầu tháng 11/ 2021 tới nhé.