Mua card màn hình có 1001 thứ phải để tâm, nhưng điều gì mới thật sự quan trọng: Phần 3 (Hết)

(Xem lại Phần 2Phần 1 về các lưu ý khi chọn mua card màn hình)

7/ Cổng và các tùy chọn cổng trên card màn hình

Mình tách riêng phần này vì nó thật sự quan trọng hơn chúng ta vẫn nghĩ.

Các loại card màn hình ngày nay thường dùng ba loại cổng phổ biến ở cạnh sau là: DVI, HDMI và DisplayPort. Một số hệ thống và màn hình vẫn sử dụng DVI, nhưng đây là tiêu chuẩn cũ nhất trong ba tiêu chuẩn và giờ hầu như không còn được hỗ trợ nữa.

Converting DisplayPort and/or HDMI to DVI-D? - Super User

Về số lượng thì card màn hình giờ đều có ít nhất một số Cổng DisplayPort (thường là ba) và một cổng HDMI. Và khi nói tới hai thể loại port này thì anh em cần xem xét một vài thứ sau:

  • Nếu trong tương lai muốn dùng màn hình 4K thì card phải có ít nhất hỗ trợ HDMI 2.0a hoặc DisplayPort 1.2 / 1.2a. Nếu có thêm HDMI 2.0b hoặc DisplayPort 1.4 nữa thì càng tốt. Nhưng ít nhất hai cái đầu tiên phải có, thì mới đảm bảo hình ảnh 4K ra mượt như ý được.
  • Cân nhắc các card có cổng HDMI 2.1. Đây là một loại cổng cáp mới tương thích với các loại card GeForce RTX 30 Series của Nvidia. Nó có tác dụng tăng băng thông cũ từ 18Gbps (trong HDMI 2.0) lên 48Gbps (trong HDMI 2.1). Nó cũng là cánh tay phải đắc lực cho các độ phân giải 8K cùng tốc độ làm mới lên 60Hz trở lên hoặc hỗ trợ 4K với tốc độ làm mới 120 Hz.
  • Một số card GeForce RTX Turing của Nvidia (Dòng 20) có một loại cổng khá đặc biệt là VirtualLink. Nhìn bề ngoài nói giống như cổng USB-C và cũng hỗ trợ DisplayPort qua USB-C. Nhưng dụng ý thực sự đằng sau VirtualLink là để gắn tai nghe thực tế ảo (VR headset), đồng thời cung cấp năng lượng và băng thông phù hợp với nhu cầu của màn hình gắn trên các đầu VR (HMD). Nhưng tin buồn là hiện tại chưa có phần cứng VR nào hỗ trợ cổng này, và nó hoàn toàn không có mặt trên các card Founders Edition RTX thế hệ mới 🙁

Oculus Quest

8/ Các thông số và tính năng khác cần lưu ý nơi card màn hình định mua

Đầu tiên hết là bộ nhớ card màn hình: Nếu anh em đang dùng độ phân giải lớn (như ba màn hình ghép hoặc bộ nhớ 4K), card màn hình có bộ nhớ cao sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm hình ảnh và cho khả năng xử lý hoàn hảo nhất.

Tiếp theo là yếu tố Băng thông bộ nhớ. Đây là khả năng truyền tải dữ liệu của bộ nhớ và nó sẽ quyết định tốc độ xử lý của card. Chỉ số này càng cao thì hiệu năng của card được nâng cao hơn. Băng thông thay đổi tùy thuộc vào giá cả. Hiện nay thì bộ nhớ GDDR5 cung cấp gấp đôi băng thông bộ nhớ GDD3 về tốc độ

Các yếu tố bên lề như SLI, CrossFireX và NVLink cũng cần được xem xét nếu bạn là người làm công việc đồ họa chuyên nghiệp hoặc chuyên sáng tạo nội dung liên tục.

9/ Cũng cần lưu ý tới các công nghệ đại diện cho tương lai, như DLSS 2.0

Một phần khá quan trọng, liên quan tới tương lai sử dụng lâu dài của card màn hình bạn đang định mua: công nghệ DLSS 2.0. Đây tất nhiên là phiên bản mới nhất của tính năng DLSS trên các card màn hình thế hệ mới.

Deep Learning Super Sampling (DLSS) là công nghệ render đột phá nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), giúp tăng hiệu suất đồ họa bằng bộ xử lý AI trên nhân Tensor chuyên dụng trên card màn hình Nvidia GeForce RTX. DLSS là kết quả của sự kết hợp của 3 yếu tối:

  • Supersamling (SSAA) cho hình ảnh trong game mượt mà hơn. Công nghệ khử răng cưa này giúp render hình ảnh trong game ở độ phân giải vượt quá những gì màn hình của bạn có thể hiển thị qua đó giúp hình ảnh trong game được mịn hơn.
  • Deep Learning để áp dụng các cải tiến chung cho trò chơi. DLSS là sự kết hợp giữa: là quá trình tích lũy, học hỏi, phân tích dữ liệu của AI qua nhiều lần phân tích lượng dữ liệu khổng lồ (Big data). Từ đó có thể phần tích và xử lý hình ảnh tốt hơn.

Cách thức hoạt động của tính năng này như sau: NVIDIA chạy Supersampling trên một trò chơi cụ thể, lặp đi lặp lại, trên các card đồ họa trong các trung tâm dữ liệu khổng lồ của Nvidia. Nó tính toán những cách tốt nhất để áp dụng kỹ thuật Supersampling vào một trò chơi với quá trình xử lý lặp đi lặp lại trên hình ảnh của trò chơi đó và Deep Learning sẽ can thiệp vào những vòng lặp này. Từ đó hệ thống sẽ tìm hiểu càng nhiều càng tốt về cách trò chơi hiển thị như thế nào, và qua mỗi vòng lặp thì nó sẽ học cách làm thế nào để hình ảnh trông rõ nét và mắt hơn.

Nvidia ra mắt công nghệ DLSS 2.0 dùng AI tối ưu hình ảnh, chơi FullHD mà nét ngỡ như 4K - GVN360

DLSS 2.0 Technology

Cho nên nếu anh em nào có những dự định vĩ mô hơn, lâu dài hơn cho công cuộc đầu tư card màn hình của mình thì nên cân nhắc tính năng vi dịu này. Hiện tại nó chỉ mới có trong các dòng RTX cao cấp mới của Nvidia. AMD cách đây vài tháng cũng vừa công bố kế hoạch nâng cấp với công nghệ cùng chức năng tên gọi Super Resolution (hợp tác với Microsoft). Được biết Super Resolution của AMD sẽ dựa trên API DirectML, có cơ chế hoạt động tương tự DLSS của Nvidia. AMD cũng được cho là sẽ dùng các trung tâm dữ liệu dựa trên Azure cho các hệ thống AI tương lai của mình.

10/ Lưu ý đến CPU đang dùng và sự tương thích đôi bên

CPU chính là ngôi nhà có tính nền tảng cho tất cả, dù cho bạn có thêm bao nhiêu chiếc card màn hình thì cũng giống như thêm vài bộ sofa trong nhà. Bạn phải thật sự hiểu nhà mình và khả năng, sự phù hợp cũng như sức chứa của nó với “bộ sofa” sắp mua. Khi nhìn lại CPU anh em cần xem xét các yếu tố sau:

1/ Nền tảng của CPU máy tính sẽ giới hạn khả năng hiệu suất khả dụng của card màn hình. Ví dụ CPU Pentium G đi với card GTX1080 thì sẽ có hiện tượng nghẽn hiệu suất, dẫn tới không khai thác được tiềm năng của card mà lại lãng phí tiền, trong khi hình ảnh ra thì cũng chỉ tối đa với sức của Pentium G thôi.

2/ Khả năng tương thích: Đây là một yếu tố tối quan trọng nhất khi chọn mua card màn hình. Anh em cần tìm hiểu xem kích thước vật lý của không gian dành cho card màn hình trên máy tính để lựa chọn chiếc card phù hợp

How to install a new graphics card | PCWorld

3/ Yếu tố thứ ba chính là bộ nguồn của CPU: anh em sẽ cần quan sát cấu tạo của bộ nguồn gồm những giác cắm, vị trí giác cắm như thế nào. Cái này không chỉ cho việc khớp với nhau hay không mà còn ảnh hưởng tới tuổi thọ của card màn hình, vì liên quan tới khả năng cung cấp điện áp của bộ nguồn máy tính. Lựa chọn không hợp lý sẽ dẫn tới tình trạng cung cấp không đủ điện năng hoặc làm hệ thống quá tải. Card sẽ dễ “teo” sớm hơn bình thường, chưa kể các phần cứng liên quan cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

4/ Có cần thêm bộ nguồn bổ sung không? Vốn mỗi card màn hình rời đều có mức tiêu thụ điện năng khá lớn, nên chúng ta đôi khi phải lắp thêm các bộ nguồn công suất lớn để dùng chung. Việc cần làm trước tiên là phải xem xét công suất cung cấp điện của CPU so với lượng điện năng tiêu thụ của card màn hình có tương thích nhau không? Nếu công suất card lớn hơn máy thì phải dùng thêm các cấp nguồn mới (nguồn thì nên mua của các hãng uy tín như Corsair, Antec…vì nó rất quan trọng để đảm bảo tính ổn định). Còn nếu tương thích thì quá tốt rồi, không cần sắm thêm nữa.

Best Power Supplies of 2021 - Top PSUs for Gaming PCs | Tom's Hardware

5/ Hệ thống làm mát

Đã dùng card màn hình rời thì phải cực kỳ lưu tâm tới vấn đề tản nhiệt. Nhiệt độ trong ngoài quá nóng sẽ làm card không phát huy được hết tiệu năng của mình và tất nhiên là dễ bùm hơn so với nhiệt độ mát mẻ tiêu chuẩn. Đa phần các card màn hình hiện nay đều có sẵn tản nhiệt khí với hệ thống thiết kế quạt tích hợp trong. Nhưng vẫn có các ngoại lệ là card màn hình đồ họa hiệu năng cao dùng hệ thống tản nhiệt nước. Chọn loại nào cũng được miễn là có tản nhiệt tích hợp trong card thì luôn tốt hơn. Có trường hợp anh em phải bổ sung thêm bộ tản nhiệt khí hoặc tản nhiệt nước AIO cho cà bộ CPU của mình, vừa tốt hơn cho card màn hình mà vừa tốt cho toàn hệ thống.

Lời kết

Nên mua card màn hình nào?

  • Mua card màn hình cao cấp, Nvidia GeForce RTX 3060 Ti, RTX 3070, RTX 3080 và RTX 3090 là các lựa chọn tuyệt vời nhất về cả hiệu suất, tản nhiệt lẫn hình thức thiết kế.
  • Mua card màn hình ở mức trung bình nhưng vẫn ăn chắc mặc bền thì các mẫu RX 5700 và RX 5700 XT từ AMD làm tới là ngon rồi.
Card màn hình Gigabyte GeForce RTX 3070 Ti Gaming OC 8G
Card màn hình Gigabyte GeForce RTX 3070 Ti Gaming OC 8G này đang có giá 35 chai (VND)

Dù cho bạn đang ở nhu cầu nào, có những yêu cầu khác biệt về tính năng nào trên từng loại card màn hình thì lời khuyên của mình là: nếu không quá bức thiết, hãy chờ đợi thêm chút nữa. Vì với tình hình khan hiếm bán dẫn và thiếu hàng liên tục từ các công ty bán dẫn lớn như TSMC hay Samsung thì giá của các card màn hình từ trung bình trở lên đều đang tăng lên kinh khủng. Chưa kể các thành phần để làm ra một chiếc card màn hình cũng đang thi nhau lên giá: RAM tăng, chất liệu làm quạt tản nhiệt tăng… Tất cả đều ở mức báo động về giá cả.

Chờ được thì cứ chờ, còn không thì mạnh tay đầu tư một bộ cho đáng nha mọi người. Cả CPU, màn hình lẫn card màn hình luôn. Mình thì cạn túi do hôm rồi mua một lốc đồ chơi custom keyboard mới nên giờ đành hẹn năm sau vậy.

Lỗi không phải Nvida, lỗi không phải của AMD, cũng không phài do Bitcoin, lỗi là do thời cuộc.