Trong một bài phỏng vấn tiền sự kiện CES 2021, CEO của AMD, tiến sĩ Lisa Su đã nhấn mạnh: AMD sẽ tập trung toàn lực vào kiến trúc nhân Zen 4 và Zen 5 thế hệ tiếp theo còn bên mảng card màn hình thì sẽ ra nhiều vũ khí hơn trên kiến trúc RDNA 3 của mình. Amazing good job!
AMD tuyên bố tập trung vào CPU Zen 4, Zen 5 CPU & GPU nền tảng RDNA 3, riêng mảng máy trạm thì sẽ dồn hết lực cho EPYC & Radeon
CEO cho biết mặc dù trong thời gian qua bộ phận CPU của công ty đã làm việc chăm chỉ và đạt kết quả khá tốt (khá thôi mà vậy rồi á) nhưng vẫn chưa đến mức mong muốn của hãng. Hay điều gọi là phi thường nhất vẫn chưa tới. Cụ thể năm nay và tương lai gần AMD đang phấn đấu đạt mục tiêu tập trung vào kiến trúc Zen 4, Zen 5 với hiệu suất dự báo rất khủng nhưng giá thì lại rất cạnh tranh.
Người hùng Zen 4 trên các thế hệ CPU Ryzen tiếp theo của AMD
Q- Mức tăng hiệu suất mà các CPU Zen 4 từ AMD mang lại (dùng quy trình 5nm TSMC dự kiến ra mắt đầu 2022) sẽ nằm ở mức tăng IPC hay cả số nhân và tốc độ xung nhịp?
Bergman (EVP của AMD): Với sự phát triển hiện tại của kiến trúc x86, thì chúng tôi sẽ còn rất nhiều thứ phải làm và đạt được trước khi chạm tới cột mốc tăng 19% [IPC]. Thì tương tự Zen 4 cũng sẽ cần một chặng đường dài như vậy, chúng tôi đặt nhiều kỳ vọng và mục tiêu nhưng đồng thời cũng rất cẩn trọng để đi đến mục tiêu đó. Và chắn chắn quy trình mới sẽ mở ra rất nhiều cơ hội để tăng hiệu suất trên watt và đó sẽ là tiền đề cho nhiều lợi ích khác trong tương lai
Hiện tại dù cho là trong trích đoạn phỏng vấn trên hay là các tin tức bên lề thì vẫn hầu như không có thông tin nào về Zen 4 (chứ đừng nói tới Zen 5). Nhưng đây sẽ là một kiến trúc hấp dẫn và đầy hứa hẹn với người dùng cả máy chủ và desktop laptop thông thường. Kiếm trúc Zen 4 này dự kiến ra mắt vào nửa cuối 2021 và các dòng CPU Ryzen đầu tiên dựa trên nền tảng này sẽ là các CPU đầu tiên đi kèm hỗ trợ AM5 hoàn toàn mới có luôn hỗ trợ DDR5 & USB 4.0 thế hệ tiếp theo.
AMD cũng đang có kế hoạch xem xét lại số lượng nhân cho từng dòng CPU hiện tại. Hiện tại các dòng CPU AMD có quy mô lên tới 64 nhân trên CPU máy chủ và 16 nhân trên desktop còn di động là 8 nhân. Các con số này hiện có mặt trong kiến trúc Zen 3 và Zen 2.
Lộ trình CPU của AMD (2017-2022)
Dòng Ryzen | Ryzen 1000 Series | Ryzen 2000 Series | Ryzen 3000 Series | Ryzen 4000 Series | Ryzen 5000 Series | Ryzen 6000 Series |
---|---|---|---|---|---|---|
Kiến trúc | Zen (1) | Zen (1) / Zen+ | Zen (2) / Zen+ | Zen (3) / Zen 2 | Zen (4) / Zen 3+ / Zen 3? | Zen (4) / Zen 3 |
Nút xử lý | 14nm | 14nm / 12nm | 7nm | 7nm+ / 7nm | 7nm+ / 7nm | 5nm / 7nm+ |
Server | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Rome’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Genoa’ |
Số nhân luồng tối đa | 32/64 | 32/64 | 64/128 | 64/128 | 64/128 | TBD |
Desktop cao cấp | Ryzen Threadripper 1000 Series (White Haven) | Ryzen Threadripper 2000 Series (Coflax) | Ryzen Threadripper 3000 Series (Castle Peak) | Ryzen Threadripper 5000 Series (Genesis Peak) | Ryzen Threadripper 5000 Series (Genesis Peak) | Ryzen Threadripper 6000 Series |
Nhân/ luồng tối đa | 16/32 | 32/64 | 64/128 | 64/128 | TBD | TBD |
Mainstream Desktop | Ryzen 1000 Series (Summit Ridge) | Ryzen 2000 Series (Pinnacle Ridge) | Ryzen 3000 Series (Matisse) | Ryzen 5000 Series (Vermeer) | Ryzen 6000 Series (Warhol) | Ryzen 7000 Series (Raphael) |
Nhân/ luồng tối đa | 8/16 | 8/16 | 16/32 | 16/32 | TBD | TBD |
APU dòng tiết kiệm | N/A | Ryzen 2000 Series (Raven Ridge) | Ryzen 3000 Series (Picasso Zen+) | Ryzen 4000 Series (Renoir Zen 2) | Ryzen 5000 Series (Cezanne Zen 3) | Ryzen 5000 Series (Rembrandt Zen 3) |
Thời gian | 2017 | 2018 | 2019 | 2020/2021 | 2020/2021 | 2022 |
Các dòng GPU tương lai: kiến trúc RDNA 3 cho dòng Radeon RX
Q- Liệu AMD có đang nhắm tới GPU RDNA 3 vốn là kiến trúc cần tới quy trình sản xuất tiên tiến hơn nhằm mang lại cải tiến lớn về hiệu suất trên mỗi Watt hay không và có kế hoạch nào khác cho sản phẩm card màn hình trong tương lai?
Bergman: Thay vì phủ định thì tôi sẽ nói về lợi ích của cả hai kiến trúc hiện tại Zen 2 và tương lai là Zen 3. Có một tình trạng thế này: nếu công suất của mình quá cao thì tự nhiên người dùng tiềm năng đâm ra buộc phải mua các bộ nguồn lớn hơn cùng giải pháp làm mát đắt đỏ hơn để dùng chung. Đây là một điều rất bất tiện.
Cho nên nếu có thể cải thiện đáng kể hiệu suất trên watt của mình, đồng thời giữ nguyên được mức tiêu thụ điện và vẫn không vượt quá ngưỡng hiện tại mà người dùng đang có trên các thành phần đi kèm của PC với mức giá cực kỳ phải chăng thì đây mới là hướng đi đúng.
Được biết ở mảng CPU: kiến trúc Zen 4 này sẽ dùng để cạnh tranh trực tiếp với dòng CPU Alder Lake của Intel. Còn phía card màn hình thì kiến trúc RDNA 3 sẽ đấu trực diện với Ampere GPU của Nvidia các phiên bản làm mới dự kiện được giới thiệu vào cuối 2021 hoặc đầu 2022.
Sắp tới cuộc chiến sẽ còn gây go và khốc liệt hơn bao giờ hết. Nhớ đón xem các cập nhật trên newsphongcachxanh.com