CPU AMD Ryzen 9 5900X “Vermeer”: dùng Zen 3 được dự đoán siêu nhanh lên tới 5 GHz với TDP 150W

Tech Tuber, PC WELT đã đăng tải loạt thông tin hé lộ thêm vài hint “nhỏ mà có võ” về CPU AMD Ryzen 9 5900X “Vermeer” Zen 3 thế hệ mới. Thông tin này đã cho thấy AMD đang dồn lực tổng công thị trường bằng dòng CPU Zen 3 sắp tới của mình, cụ thể là con CPU này, được dự đoán là có tốc độ xung nhịp nhanh nhất trên chip và số nhân cao hơn hẳn so với các CPU hiện có.

CPU AMD Ryzen 9 5900X Zen 3 “Vermeer” được cho là có 12 nhân, 24 luồng và siêu nhanh lên tới 5 GHz với TDP 150W

Nguồn tin cho rằng CPU AMD Ryzen 9 5900X “Vermeer” sẽ là con chip nhanh nhất trong một thời gian nhất định khi ra mắt, cụ thể là có 12 nhân, 24 luồng và tốc độ xung nhịp lên tới 5 GHz với TDP 150W.

CPU AMD Ryzen 9 5900X này cũng được dự đoán là sẽ có IPC cải tiến cao hơn đến 20%. Và quan trọng hơn, một trong những cải tiến quan trọng trên thế hệ Zen 3 mà AMD đang rất tâm huyết chính là Tốc độ xung nhịp. Với con số vừa nói ở trên, AMD Ryzen 9 5900X sẽ có xung nhịp tăng đến 5 GHz, nghĩa là cao hơn Ryzen 9 3900XT: 300 MHz và tăng 400 MHz so với Ryzen 9 3900X.

Bảng thông số rò rỉ cũng cho thấy CPU Ryzen 9 5900X  sẽ được xuất xưởng với mức TDP lên tới 150W, nghĩa là cao hơn 45W so với Ryzen 9 3900X (105W TDP). Đây vẫn còn là tin đồn chưa biết thực hư ra sao nhưng cho thấy rõ AMD sẽ đặt mục tiêu là đạt hiệu suất cao hơn bằng cách tăng TDP của chip. Và theo truyền thống thì TDP được đề xuất của các dòng CPU AMD thường sẽ tương đương với TDP khi xuất xưởng, khác với Intel luôn có sự khác biệt ít nhiều.

Thêm vào đó nút tiến trình 7nm+ cũng sẽ giúp duy trì vị thế vững mạnh của AMD so với Intel trên tỉ lệ hiệu suất năng lượng/ hiệu suất vận hành của CPU.

AMD Ryzen 9 5900X 12 Core & 24 Thread Zen 3 CPU Rumored Specifications

Hiện tại giới chuyên môn đã được chiêm ngưỡng bản kỹ thuật chạy ở xung nhịp tăng 4.9 GHz cho nên con số 5.0 là mức hoàn toàn có thể khả thi khi AMD quyết định tăng TDP lần nữa so với các tesing trước đó.

Tổng hợp từ nhiều nguồn tin chính thống khác nhau, sau đây là các chi tiết cải tiến và sức mạnh vượt trội của Zen 3, mời anh em cùng xem qua:

Zen 3 được xem là kiến trúc tuyệt vời và mạnh nhất hiện nay kể cả trên thị trường và khi so sánh với các thế hệ Zen trước đây. Đây là con chip đã được cải tiến toàn diện từ group up và tập trung vào 3 nhóm tính năng chính:

  • Tăng IPC rất nhiều lần
  • Xung nhịp nhanh hơn
  • Và hiệu suất làm việc cao hơn

AMD Ryzen 4000 Zen 3 Based Desktop CPUs are expected to feature major IPC uplift.

Cho tới nay, AMD vẫn luôn trung thành với khẳng định chắc nịch trước đến giờ của mình, rằng AMD sẽ là một kiến trúc vượt trội, hơn hẳn những người anh em khác, giúp mang lại mức IPC tăng đáng kể, xung nhịp nhanh hơn và số lượng nhân thậm chí còn nhiều hơn trước đây. Một số tin tức rò rỉ xoay quanh siêu phẩm này còn chỉ ra rằng IPC có thể tăng hơn đến 17% và hiệu suất floating-point tăng 50% đi kèm là bộ nhớ đệm cũng được thiết kế lớn hơn nhiều so với các thế hệ Zen trước.

Nói đến bộ nhớ đệm. Có thể thấy rõ là Zen 3 sở hữu thiết kế bộ nhớ đệm khác rất nhiều so với Zen 2. Trong bản trình bày EPYC cho thấy Zen 3 cung cấp bộ nhớ đệm thống nhất và về cơ bản sẽ tăng gấp đôi bộ nhớ đệm mà mỗi nhân Zen 3 có thể truy cập so với Zen 2.

Dòng CPU này cũng được cho là có thể đạt xung nhịp trong khoảng 200-300 MHz, gúp đưa bộ vi xử lý Zen 3 của Ryzen tiến gần hơn với các dòng Intel core i10. Tất cả những thay đổi vừa kể trên Zen 3 sẽ giúp CPU này có hiệu suất nhanh hơn nhiều so với dòng Ryzen 3000 hiện tại.

AMD Zen 3 CPU Roadmap

Một điều quan trọng cần phải lưu ý là: trên dòng CPU Vermeer Zen 3 này anh em sẽ thấy xuất hiện lại kiến trúc chiplet hỗ trợ bởi socket AM4. Socket này sẽ tồn tại đến năm 2020. Nên khả năng cao là Ryzen 4000 sẽ là dòng CPU cuối cùng dùng socket loại này. AMD cũng đã công bố tin các dòng sản phẩm tiếp theo trong tương lai sẽ dùng socket AM5 hiện đại hơn. Chipset X670 của AMD cũng được dự đoán là sẽ ra mắt trong cuối năm nay, có hỗ trợ PCIe Gen 4.0 nâng cao và tăng I/O với nhiều cổng M.2, SATA, và USB 3.2 hơn. Điều này sẽ rất tiện lợi cho người dùng.

Song song với các tin tức này, AMD cũng đã chính thức xác nhận CPU máy tính để bàn 4000 Zen 3 này sẽ chỉ dùng chipset 400 & 500-series còn 300 series sẽ bị loại bỏ.

AMD Ryzen 4000 Desktop CPUs will feature support on the AM4 socket.

AMD đã bỏ quá xa Intel với dòng CPU Ryzen 3000 Zen 2. Và sắp tới đây nếu mọi thứ đi đúng lộ trình, với Vermeer 4000 Zen 3, khoảng cách giữa hai đối thủ trong cuộc đua sẽ còn xa tắp hơn.

Lộ trình các dòng CPU của AMD (từ 2018 đến 2020)

Dòng Ryzen Ryzen 1000 Series Ryzen 2000 Series Ryzen 3000 Series Ryzen 4000 Series Ryzen 5000 Series Ryzen 6000 Series
Kiến trúc Zen (1) Zen (1) / Zen+ Zen (2) / Zen+ Zen (3) / Zen 2 Zen (3)+ / Zen 3? Zen (4) / Zen 3?
Nút xử lý 14nm 14nm / 12nm 7nm 7nm+ / 7nm 7nm+ / 7nm 5nm / 7nm+
Server EPYC ‘Naples’ EPYC ‘Naples’ EPYC ‘Rome’ EPYC ‘Milan’ EPYC ‘Milan’ EPYC ‘Genoa’
Số nhân tối đa trên luồng 32/64 32/64 64/128 64/128 TBD TBD
Máy để bàn cao cấp Ryzen Threadripper 1000 Series (White Haven) Ryzen Threadripper 2000 Series (Coflax) Ryzen Threadripper 3000 Series (Castle Peak) Ryzen Threadripper 4000 Series (Genesis Peak) Ryzen Threadripper 5000 Series Ryzen Threadripper 6000 Series
Số Nhân HEDT/ luồng 16/32 32/64 64/128 64/128? TBD TBD
Máy để bàn bình thường Ryzen 1000 Series (Summit Ridge) Ryzen 2000 Series (Pinnacle Ridge) Ryzen 3000 Series (Matisse) Ryzen 4000 Series (Vermeer) Ryzen 5000 Series (Warhol) Ryzen 6000 Series (Raphael)
Số nhân Mainstream tối đa / luồng 8/16 8/16 16/32 16/32 TBD TBD
APU ngân sách N/A Ryzen 2000 Series (Raven Ridge) Ryzen 3000 Series (Picasso Zen+) Ryzen 4000 Series (Renoir Zen 2) Ryzen 5000 Series (Cezanne Zen 3) Ryzen 5000 Series (Rembrandt Zen 3)
Năm phát hành 2017 2018 2019 2020/2021 2020/2021 2022

Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật tiếp các thông tin mới nhất về dòng CPU siêu nhanh siêu mạnh này tại trang newsphongcachxanh.vn.