Dòng CPU máy để bàn thế hệ mới đang được mong đợi nhất năm nay: Ryzen 5000 vừa mới được AMD chính thức tiết lộ loạt thông tin về cấu hình “quái vật”: thiết kế trên kiến trúc 7nm Zen 3 thế hệ tiếp theo, có 16 nhân 32 luồng. Và đương nhiên trở thành chiếc CPU sáng giá nhất cho ngôi vị CPU desktop nhanh nhất dành cho gamer năm 2020.
CPU AMD Ryzen 5000 – 7nm Ryzen 9 5950X Flagship có tối đa 16 nhân 32 luồng, tốc độ xung nhịp 4.9 GHz sẽ chính thức ra mắt bàn dân vào ngày 05 tháng 11 này.
CEO Lisa Su thậm chí đã đặt tên cho bài phát biểu của mình là “Where Gaming begins” để vừa hàm ý nói về hiệu suất khủng của CPU thế hệ mới, cũng là lời tuyên chiến ngầm gửi đến Intel. Và trong công bố này, CEO Lisa Su đã cho biết bộ vi xử lý Ryzen 5000 thế hệ mới mà AMD đang sắp ra mắt, sẽ dựa trên kiến trúc Zen 3 mới và tương thích với các bo mạch chủ AM4 hiện có (dùng chip set 500 & 400-series). và thậm chí một số bo mạch 300 series cũng sẽ được hỗ trợ thông qua BETA BIOS.
Ngoài ra AMD cũng chính thức công bố thông số kỹ thuật cùng hiệu suất chính xác của dòng CPU Ryzen 5000 mới. Trong đó sẽ có nhiều cấu hình nhân khác nhau để phục vụ cho nhiều phân khúc giá khác nhau. Đây là cụ thể những mức giá AMD sẽ offer cho thị trường với dòng CPU mới này.
Đặc biệt trong sự kiện chính là công bố về khả năng cao ngất ngưỡng của Zen 3. Zen 3 sẽ có mức tăng IPS vượt bậc so với thế hệ trước, tăng đến 19% về khối lượng công việc mà PC có thể đảm đương. Và vì vậy sẽ đầy hiệu suất gaming content creating lên một tầm cao mới. Zen 3 còn giúp giảm thiểu độ trễ bằng cách tăng cường giao thức giữa nhân và bộ đệm. Bộ nhớ đệm L3 tăng gấp đôi và có thể truy cập trên mỗi nhân giúp hiệu suất trên Watt tang 2.8 lần so với dòng CPU cạnh tranh trực tiếp từ Intel.
Đứng đầu của dòng CPU 16 nhân: AMD Ryzen 9 5950X sẽ có hiệu suất đơn luồng cao nhất so với tất cả các bộ vi xử lý gaming hiện có trên thị trường
Model CPU AMD Ryzen 9 5900X cung cấp hiệu suất gaming mạnh nhất so với tất cả các dòng CPU desktop hiện có, cụ thể là:
- Trung bình nhanh hơn 7% so với đối thủ khi chơi các tựa game 1080p chọn lọc.
- Và nhanh hơn trung bi 2nh 28% so với đối thủ khi chơi các game 1080p chọn theo thế hệ.
Desktop CPU AMD Ryzen 9 5950X “Zen 3” sẽ có 16 nhân 32 luồng, đạt tốc độ lên tới 4.9 GHz và sẽ có giá $799 US
Mở đầu loạt hiệu suất ấn tượng của dòng CPU 16 nhân, AMD đã giới thiệu đại biểu Ryzen 9 5950X “Zen 3” của dòng Ryzen 9 series. Ryzen 9 5950X là dòng flagship 16 nhân hướng tới người dùng “hạng nặng” với yêu cầu hiệu suất đa luồng lớn trên socket AM4.
Chip này có tổng bộ nhớ đệm 72 MB và TDP 105W, tốc độ xung nhịp tối đa lên tới 4.9 GHz. Ba yếu tố này hợp lại với nhau tạo nên sức mạnh tổng thể kinh khủng cho Ryzen 9 5950X trong mảng gaming. CPU Ryzen 9 5950X sẽ có giá 799 USD và có mặt trên thị trường vào ngày 5 tháng 11 cùng lúc với các dòng CPU mới khác từ AMD.
CPU desktop AMD Ryzen 9 5900X “Zen 3” thì sẽ có 12 nhân, 24 luồng và đạt xung nhịp tối đa tới 4.8 GHz, giá niêm yết 549 USD.
Tạm biệt đại diện 16 nhân giờ chúng ta sẽ qua tới con CPU 12 nhân cũng hướng tới đối tượng người dùng yêu cầu hiệu suất đa luồng mạnh trên socket AM4: Ryzen 9 5900X Zen 3. Con chip này có tổng bộ nhớ cache là 70 MB, TDP 105W, tốc độ xung nhịp cơ bản là 3.7 GHz, ép xung tối đa đạt tới 4.8 GHz nhanh hơn cả Ryzen 9 3900XT. AMD Ryzen 9 5900X có giá bán lẻ niêm yết là 549 USD, cao hơn Ryzen 9 3900 XT tầm 50 USD nhưng hiệu suất mới tăng lên đáng kể.
Nếu so về hiệu suất hoạt động, CPU AMD Ryzen 9 5900X hoàn toàn đánh bại Intel Core i9-10900K. CPU mới này mang lại hiệu suất xử lý đơn luồng cao hơn tới 15% so với đối thủ theo đánh giá trong thang điểm Cinebench R20. Và tương tự khi chơi game, AMD Ryzen 9 5900X cũng có hiệu suất cao hơn khoảng 21% so với Core i9-10900K.
CPU Desktop AMD Ryzen 7 5800X “Zen 3” sẽ có 8 nhân 16 luồng, tốc độ lên tới 4.7 GHz và có giá 449 USD
Có khác một chút so với hai model trên, con CPU AMD Ryzen 7 5800X này thì lại có 8 nhân 16 luồng, và được AMD gắn nhãn là một CPU 8 nhân dành cho gaming mạnh nhất trong các dòng 8 nhân hiện nay với xung nhịp quá ấn tượng từ 3.8 Ghz – 4.7 Ghz và tổng cộng 36 MB bộ nhớ đệm và 105W TDP. Giá cũng quá tốt so với thị trường, chỉ có 449 USD.
CPU Desktop AMD Ryzen 5 5600X “Zen 3” sẽ được trang bị 6 nhân 12 luồng và đạt ngưỡng xung nhịp 4.6 GHz với giá 299 USD
Còn CPU desktop AMD Ryzen 5 5600X sẽ được AMD trang bị cho 6 nhân 12 luồng, cũng được cho là sẽ đứng đầu trong các dòng 6 nhân hiện tại. Tốc độ xung nhịp cũng rất mạnh mẽ trong khoảng 3.7 Ghz – 4.6 Ghz. CPU này sẽ được bán lẻ trên thị trường với giá 299 USD.
Liệt kê các CPU desktop trong dòng AMD Ryzen 5000 Series “Vermeer”
CPU | Nhân/ Luồng | Xung nhịp căn bản | Xung nhịp tối đa | Bộ nhớ catche (L2+L3) | PCIe Lanes (Gen 4 CPU+PCH) | TDP | Giá |
---|---|---|---|---|---|---|---|
AMD Ryzen 9 5950X | 16/32 | 3.4 GHz | 4.9 GHz | 72 MB | TBA | 105W | $799 US |
AMD Ryzen 9 5900X | 12/24 | 3.7 GHz | 4.8 GHz | 70 MB | TBA | 105W | $549 US |
AMD Ryzen 7 5800X | 8/16 | 3.8 GHz | 4.7 GHz | 36 MB | TBA | 105W | $449 US |
AMD Ryzen 5 5600X | 6/12 | 3.7 GHz | 4.6 GHz | 35 MB | TBA | 65W | $299 US |
Một số thông tin chi tiết hơn về kiến trúc nhân AMD Zen 3 trong dòng CPU thế hệ mới
Toàn bộ dòng CPU AMD Ryzen 5000 đều được dựa trên kiến trúc Zen 3 trên nền tảng nút quy trình 7nm của TSMC. Kiến trúc nhân Zen 3 này mang lại mức IPC cao hơn 19% so với Zen 2 đồng thời cũng cho hiệu suất cao hơn trên từng Watt (tăng 24% so với Zen 2). So với dòng CPU Core i9-10900K flagship của Intel thì CPU AMD’s Ryzen 9 cũng giúp tiết kiệm năng lượng lên đến 2.8 lần.
Toàn bộ gia đình của dòng CPU thế hệ mới Ryzen 5000 AM4 CPU này có tên mã là Vermeer, được thiết kế ngay từ đầu đã nhắm vào nhóm người dùng máy tính để bàn cao cấp, yêu cầu hiệu suất đa luồng vượt trội và có tối đa hai CCD’s (Core/Cache Complex Dies) và một IOD (I/O Die). Nên cũng không có gì quá ngạc nhiên khi AMD đầu tư toàn bộ tâm sức cho đợt tung hoành tráng lần này. Và các model trong dòng CPU thế hệ mới luôn làm tốt nhất vai trò của mình, trở thành “quán quân” trong phân khúc của mình tương ứng với số nhân và luồng nhất định.
Khác với các thế hệ trước, ở đó mỗi CCD sẽ có hai CCX’s (Core Complexes). Dòng CPU Zen 3 chỉ có một CCX duy nhất để hỗ trợ 8 nhân chạy ở chế độ một luồng hoặc hai luồng. Trong đó chế độ hai luồng 2T cho tối đa 16 luồng trên mỗi CCX. Vì chip chỉ chứa tối đa hai CCD nên số nhân và luồng tối đa của dòng Zen 3 sẽ là 16 nhân/ 32 luồng.
Mỗi nhân Zen 3 sẽ có 512 KB bộ nhớ đệm L2 trên tổng số 4MB của bộ nhớ L2 trên mỗi CCD, tương đương với 8 MB bộ nhớ đệm L2 trên CPU có CCD kép. Bên cạnh bộ nhớ đệm L2, mỗi CCD sẽ có tối đa 32 MB bộ nhớ đệm L3 dùng chung. Ở Zen 2, bộ nhớ L3 được phân chia cho hai CCX, và mỗi CCX có bộ nhớ đệm tối đa 16 MB. Với Zen 3, kích thước bộ đệm giữ nguyên trên mỗi CCD nhưng tất cả các nhân giờ đây có thể cùng chia sẻ lượng L3 lón hơn và cũng có thể chia sẻ dung lượng tổng cộng 4 MB của bộ nhớ đệm L2. tương đương với 8 Mb bộ nhớ đệm L2 trên CPU CCD kép. Cùng với bộ đệm L2, Zen 3 cho mỗi CCD bao gồm tối đa 32 MB bộ nhớ đệm L3 dùng chung.
- Nhân Complex Die (CCD):
- Chỉ chứa một CCX
Mỗi CCX có chứa:
- Tối đa 8 nhân, trong đó mỗi nhân có thể chạy ở chế độ một luồng 1 1T hoặc ch61 độ SMT hai luồng (2T)
- Tổng số lên tới 16 luồng cho mỗi CCD
- 512KB dung lượng bộ nhớ L2, và tổng số là 4MB L2 trên mỗi nhân CCD
- Tối đa 32MB bộ nhớ chia sẻ chung L3.
Trước đây với dòng CPU Zen 2 Ryzen 3000 series, AMD đã thật sự thống trị thị trường CPU gaming, thì giờ đây với sự phát triển công nghê và nhiều cải tiến mới đã mang lại những kết quả hết sức bất ngờ và ấn tượng vời dòng CPU Zen 3 Ryzen 5000 series thế hệ mới. Lịch sử huy hoàng lần nữa tái hiện và giúp AMD giữ vững ngai vàng của mình trên đường đua gây cấn với CPU Intel thế hệ mới.
Lộ trình ra mắt của các dòng CPU Desktop AMD (2018-2020)
Các model trong dòng Ryzen | Ryzen 1000 Series | Ryzen 2000 Series | Ryzen 3000 Series | Ryzen 4000 Series | Ryzen 5000 Series | Ryzen 6000 Series |
---|---|---|---|---|---|---|
Kiến trúc | Zen (1) | Zen (1) / Zen+ | Zen (2) / Zen+ | Zen (3) / Zen 2 | Zen (3)+ / Zen 3? | Zen (4) / Zen 3? |
Nút quy trình | 14nm | 14nm / 12nm | 7nm | 7nm+ / 7nm | 7nm+ / 7nm | 5nm / 7nm+ |
Server | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Naples’ | EPYC ‘Rome’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Milan’ | EPYC ‘Genoa’ |
Nhân/ luồng tối đa | 32/64 | 32/64 | 64/128 | 64/128 | TBD | TBD |
Desktop hi-end | Ryzen Threadripper 1000 Series (White Haven) | Ryzen Threadripper 2000 Series (Coflax) | Ryzen Threadripper 3000 Series (Castle Peak) | Ryzen Threadripper 4000 Series (Genesis Peak) | Ryzen Threadripper 5000 Series | Ryzen Threadripper 6000 Series |
Nhân/ luồng tối đa | 16/32 | 32/64 | 64/128 | 64/128? | TBD | TBD |
Mainstream Desktop | Ryzen 1000 Series (Summit Ridge) | Ryzen 2000 Series (Pinnacle Ridge) | Ryzen 3000 Series (Matisse) | Ryzen 4000 Series (Vermeer) | Ryzen 5000 Series (Warhol) | Ryzen 6000 Series (Raphael) |
Số nhân/ luồng tối đa | 8/16 | 8/16 | 16/32 | 16/32 | TBD | TBD |
Ngân sách APU | N/A | Ryzen 2000 Series (Raven Ridge) | Ryzen 3000 Series (Picasso Zen+) | Ryzen 4000 Series (Renoir Zen 2) | Ryzen 5000 Series (Cezanne Zen 3) | Ryzen 5000 Series (Rembrandt Zen 3) |
Year | 2017 | 2018 | 2019 | 2020/2021 | 2020/2021 | 2022 |