Chọn kích cỡ bàn phím cơ nào cho từng loại game, tặng thêm cách chọn loại switch và kiểu kết nối của bàn phím cơ khi gaming

Như mình đã nói chi tiết về các thể loại game đang có mặt trên thị trường hiện nay trong bài này. Có thể thấy rõ mỗi loại game đều có đặc trưng và yêu cầu riêng. Do đó cách chọn gear nói chung và bàn phím cơ nói riêng cũng có đôi chút khác biệt. Hôm nay mình chia sẻ với các anh em cách chọn kích cỡ bàn phím cơ phù hợp cho từng loại game.

Với Game MOBA

Trong các game MOBA cần nhiều cú nhấn chuẩn và hàng loạt pha spam phím tốc độ cao, cho nên thoải mái nhất vẫn là dùng một chiếc bàn phím cơ có đầy đủ tất cả các phím cần thiết lồ lộ ra trước mắt, không che dấu hay không cần bộ phím tắt. Đồng thời cũng cần có chỗ cho rê chuột nhanh. Cho nên theo mình kích cỡ lựa chọn theo thứ tự ưu tiên nên là: Tenkeyless > Fullsize > Mini.

Filco Majestouch 2 Tenkeyless - deskthority
Chơi game MOBA mình luôn ưu tiên cỡ tenkeyless đầu tiên

Ngoài ra vì đặc điểm của các game MOBA dựa rất nhiều vào bàn phím nên ngoài kích cỡ, anh em cần chọn một chiếc bàn phím cơ có đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Bền bỉ, chất lượng cao, đáng tin cậy, cầm trên tay phải cảm thấy chắc nịch.
  • Các phím được sản xuất tốt, đơn giản, dễ nhìn dễ đọc, cao vừa tầm, tốt nhất nên chọn profile OEM để bấm nhiều không mỏi tay, và nhất là stab xịn để không bị lắc lư khi spam phím.
  • Bàn phím cơ được chọn phải có độ chuẩn xác cao, tốc độ phản hồi nhanh, phím nhạy và bấm êm tay.
  • Switch nào cũng được tùy sở thích: linear, tacticle hay clicky gì cũng ok quan trọng là tốc độ nẩy phím nhanh.
  • Cỡ nào cũng được nhưng để tiện nhất thì mình thấy fullsize hoặc TKL là tốt nhất, mini thì cũng không có vấn đề  với anh em đã dùng quen, nhưng nếu chưa quen thì tổ hợp phím đôi khi hơi khó xử đấy.

Xem thêm >> Switch quang học là gì? Khác gì với Switch cơ học?

Với game FPS

Như mình có chia sẻ trong bài trước, các game FPS luôn là những cuộc chiến liên hoàn nảy lửa và các chiến trường chạy đua với thời gian. Cho nên khi sắp xếp bàn gaming, anh em cần lưu ý chừa nhiều chỗ cho chuột và tai nghe, sẽ cần rất nhiều không gian để di chuột thoải mái và nhanh nhất có thể.

Vì vậy nếu chọn một bàn phím quá to sẽ không còn đủ không gian, dẫn đến bàn phím bị đặt lệch có thể gây mỏi khi dùng lâu. Mình khuyên anh em nên chọn các cỡ bàn phím nhỏ, nếu không ngại và quen dùng mini thì dùng cỡ mini càng tốt.

Và thứ tự ưu tiên khuyên dùng là: Mini > Tenkeyless > Fullsize.

Bàn phím cơ Filco Majestouch Minila-R Convertible ASAGI | Phong Cách Xanh

Còn nếu dùng bàn phím cơ để làm việc

Cái này mỗi người một ý rồi, còn tùy tính chất công việc nữa. Như mình viết lách là chính thì thích dùng Tenkeyless vì đủ các phím đang cần, lại nhỏ gọn, tiết kiệm không gian, lâu lâu mang ra cafe ngồi cũng tiện. Anh em nào việc văn phòng căn bản mà thích siêu nhỏ gọn, lại dùng quen thì cũng nên thử cỡ Mini, đặt lên bàn làm việc chill phết.

Còn ai nhập liệu thì mình đề nghị hai cách:

  • Một là dùng cỡ fullsize. Trên đó có đủ tất cả các phím, đặc biệt là cụm phím số lợi hại bên tay phải. Nhược điểm của fullsize là cồng kềnh, chiếm chỗ trên bàn làm việc và khi cần vác đi cũng không tiện lắm đâu.
  • Cho nên có một cách thay thế khác theo mình là khá hay là dùng kết hợp bàn phím chính và bàn phím tenkeypad đi kèm. Tenkeypad là bàn phím cỡ siêu nhỏ chỉ có cụm số và một hoặc một vài phím chức năng phụ. Lúc đó bàn phím chính có thể là TKL hoặc mini đều ổn, khi cần nhập liệu nhanh quan trọng thì lôi con tenkeypad này ra đặt kế bên. Mẹo chọn tenkeypad cho anh em là: chọn cùng loại switch với bàn phím chính, cùng tone màu cho đẹp, đặt cách bàn phím cơ chính khoảng 5-10cm tùy thói quen để đảm bảo tay dang rộng thoải mái nhưng không phải di chuyển quá nhiều. Dùng kết hợp kiểu này khi cần di chuyển thì chỉ mang con bàn phím chính đi cho tiện, và khi làm việc với số liệu thì cũng không lo giảm tốc độ vì đã có tenkeypad hỗ trợ.
My new Filco Tenkeyless + TenKeyPad. Gallery in comments. : MechanicalKeyboards
Dùng cỡ TKL + tenkeypad cũng là một cách hay để làm việc mà vẫn tiện dụng linh hoạt

Ngoài kích cỡ ra thì còn hai yếu tố nữa, anh em cũng cần quan tâm để khớp với loại game mình đang chơi, đó là: chọn loại switch đúng và chọn loại kết nối đúng.

1/ Chọn loại switch theo loại game và mục đích dùng

  • Game MOBA: cần thao tác phím nhanh, chuẩn. Anh em nên chọn các switch có độ khấc rõ ràng để báo hiệu rõ khi bấm phím. Vậy tất nhiên ưu tiên là Blue > Brown > Red > Silent > Black
  • Game FPS: yêu cầu phím nhấn thoải mái, nhẹ, tự nhiên để tập trung cho phần chuột. Mình nên ưu tiên: SilverSpeed > Red > Silent > Black > Brown > Blue
  • Chơi tạp kỷ, loại nào cũng thích: nên chọn switch trung tính hoặc một loại switch lạ ít gây phân tâm nhất nhưng vẫn đảm bảo độ xúc giác. Ý kiến riêng của mình: Topre (trên bàn phím cơ Realforce) > SilverSpeed > Brown > Red > Blue > Black
  • Ai con ngoan trò giỏi, chỉ làm việc không chơi game thì nên chọn một bàn phím cơ thương hiệu lớn, chuẩn mực dùng switch Cherry kinh điển và dễ dùng, ít tiếng ồn. Ưu tiên đầu vẫn là là SilverSpeed > Red > Brown. Blue mình không khuyến khích vì làm việc dễ phân tâm lắm, nhiều khi còn làm phiền người xung quanh vì nó hơi ồn mà.
  • Đặc biệt với dân thiết kế, edit phim ảnh thì sẽ cần các thao tác gõ phím trơn mịn mềm nhẹ. Mình khuyên anh em nên cân nhắc ưu tiên dùng Switch Topre và switch Silver Speed hoặc Red của Cherry. Sẽ rất phù hợp đó.
switchTop — Cherry MX Switches (20 pack)
Tất nhiên Cherry switch luôn là lựa chọn đầu tiên của mình

Xem thêm >> Các phím tắt trên máy tính hay dùng nhất nên nhớ

Chọn kiểu kết nối

Có dây hay không dây cũng được nhưng yêu cầu đầu tiên quan trọng với gamer chính là một chiếc bàn phím có độ trễ cực thấp (1-0ms). Nếu chọn loại không dây thì tốt nhất phải có kết nối qua cáp USB. Tất nhiên theo cách nghĩ này thì bản thân mình luôn chọn các em bàn phím cơ kết nối có dây, để đảm bảo cấp nguồn liên tục và độ ổn định cao nhất so với các kết nối dạng khác. Hiện giờ cũng có rất nhiều bàn phím cơ không dây có kết nối rất tốt, độ ổn định cao và độ trễ thấp không thua gì bàn phím cơ có dây (như các mẫu Filco Convertible và Filco Minila-R) nhưng thành thói quen mất rồi, có cho chọn lại mình vẫn chọn bàn phím cơ có dây để chơi game ^_^

cáp-kết-nối-bàn-phím-cơ

Các bàn phím không dây sử dụng tần số 2.4GHz có thể bị nhiễu sóng bởi router WiFi hoặc các dạng sóng vô tuyến khác cùng tần số. Còn dây cáp kết nối rất khó nhiễu do tín hiệu được dẫn hoàn toàn bên trong lõi dây với phần bảo vệ là các vật liệu kháng nhiễu giúp tín hiệu đi nhanh hơn, chính xác hơn và ít bị nhiễu nhất. Chưa kể bàn phím có dây luôn đảm bảo cấp nguồn liên tục và bàn phím luôn ở tình trạng ổn định nhất. Kể cả khi sắp hết pin. Cho nên có hai trường hợp:

  • Một là mình vẫn chọn bàn phím cơ có dây để chơi game .
  • Còn nếu chọn một bàn phím cớ không dây, chắn chắn mình sẽ chọn loại có cáp USB rời đi kèm. Lúc nào chơi game thì dùng cáp, lúc làm việc sương sương thì dùng Bluetooth.

Như chiếc Minila-R này, chuẩn tất cả các yêu cầu của mình về một bàn phím cơ không dây vừa hiện đại vừa kinh điển ổn định. Lúc mua em nó mình cũng có mua thêm luôn một sợi cáp USB-C để tiết kiệm ổ cắm trong laptop với lại thấy kiểu đầu gập 90 độ của nó bền chắc lắm. Gắn vô chơi game quả không khác gì loại có dây. Anh em xem thử này. Mình đang dùng hai con: một là Stingray có dây phím thấp, hai là Minila-R phím medium, bổ sung thêm cáp USB-C. Có hai em này chơi game nào cũng phá đảo.

Review : KBDMania - [집중탐구] FILCO 마제스터치 Stingray(스팅레이) Tenkeyless NINJA
Đây là chiếc Filco Stingray có dây dùng để làm văn phòng và chơi game.
Bàn phím cơ Fico Minila-R không dây cỡ mini mình dùng cho cả làm việc và gaming. Lúc nào chơi game thì gắn thêm sợi cáp USB-C này vô cho ổn định và không sợ hết pin.
Hy vọng bài chia sẻ này giúp anh em ít nhiều trong việc đưa ra lựa chọn chính xác cho chiếc bàn phím cơ gaming hoặc làm việc của mình.
Tham khảo thêm sản phẩm bàn phím cơ tốt nhất tại Phong Cách Xanh >> Bàn phím cơ CHERRY Xtrfy K5V2 Compact RGB – 65%